Mực nước sông dâng cao, khẩn trương bảo vệ các trọng điểm đê xung yếu

Thơ Hoàng|19/07/2024 18:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày 18/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có văn bản hỏa tốc số 697/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình về việc tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

Mực nước dâng cao khả năng xuất hiện lũ

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cảnh báo, mực nước sông dâng cao tên địa bàn các tỉnh khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ.

nuoc-song-dan-cao.jpg
Các tỉnh khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ.

Nội dung văn bản nêu rõ: Hiện nay lũ trên các sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Đào, sông Trà Lý đang lên, mực nước lúc 19h ngày 18/7 trên sông Đáy tại Phủ Lý là 3,27m (trên BĐ1: 0,27m); sông Hoàng Long tại Gián Khẩu là 2,62m (trên BĐ1: 0,12m); sông Đào tại Trực Phương là 2,27m (trên BĐ1: 0,27m); sông Trà Lý tại Quyết Chiến là 2,76m (trên BĐ1: 0,06m) và còn có khả năng tiếp tục lên.

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung bảo vệ đê điều.

Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, đỉnh lũ trên sông Đáy có khả năng ở mức BĐ2 và một số sông suối nhỏ có khả năng ở mức trên BĐ1. Lũ trên các sông có thể gây ngập lụt các vùng trũng thấp ven sông, suối, ảnh hưởng tới các hoạt động của giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp tại các bãi sông, bờ sông vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng.

Ngoài ra, nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại các tỉnh vùng núi, trung du phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang.

Khẩn trương triển khai phương châm 4 tại chỗ

quan-ly-de-dieu-phong-lu.jpg

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan:

Một là
, khẩn trương triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ;

Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Hai là
, tổ chức lực lượng và nghiêm túc thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo đúng quy định.

Ba là
, kiểm tra, rà soát các công trình đê điều đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục hoặc đang thi công dở dang và triển khai ngay biện pháp đảm bảo an toàn.

Bốn là
, theo dõi chẽ diễn biến mực nước lũ trên các triền sông và tình hình đê điều, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều về Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai để phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Cùng với miền Bắc, các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi hiện có 42 trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu cũng cần được bảo vệ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mực nước sông dâng cao, khẩn trương bảo vệ các trọng điểm đê xung yếu