Mùng 3 Tết, bức xạ của tia cực tím gây hại ngưỡng cao ở cả 3 miền

Ngọc An|14/02/2021 09:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, trong ngày mùng 3 Tết (ngày 14/2), các tỉnh, thành phố thuộc Bắc Bộ chỉ số tia cực tím cực đại trong ngày ít thay đổi và đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/2 (tức mùng 3 Tết Tân Sửu) chỉ số tia cực tím cực đại trong ngày cả ba miền ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao.

Các tỉnh, thành phố miền Bắc như Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng, Hà Nội có chỉ số UV cực đại ngày ở mức 7, mức có nguy cơ gây hại cao. Ngưỡng cảnh báo này còn tiếp tục duy trì trong ngày 15/2. Đến ngày 16 và 17/2, chỉ số UV ở khu vực miền Bắc có xu hướng giảm xuống mức 4-5, mức có nguy cơ gây hại trung bình.

Ảnh minh hoạ

Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, gây bỏng trong thời gian 25 phút và từ 11 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ.

Với thời tiết nắng nhiều và kéo dài nhiều giờ, người dân nên áp dụng các cách phòng tránh như mặc quần áo bảo hộ, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai; đeo kính râm bảo vệ mắt; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây, đặc biệt chú ý cẩn thận hơn trong khung giờ bức xạ tia cực tím gây hại cao nhất vào buổi trưa.

Theo các bác sỹ, phụ huynh chú ý bảo vệ đặc biệt cho trẻ em, do da của trẻ nhạy cảm hơn, tuy nhiên không nên quá sợ tác hại của ánh nắng mà hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại một số thành phố, phụ huynh cần thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang-khử khuẩn-khoảng cách-không tập trung đông người-khai báo y tế) của Bộ Y tế khi đi ra ngoài.

Ngọc An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mùng 3 Tết, bức xạ của tia cực tím gây hại ngưỡng cao ở cả 3 miền
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.