Mỹ đang phải đối mặt với hạn hán chưa từng có

Hải Đăng|08/11/2024 07:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Dù đã bước sang thu nhưng gần như tất cả các bang của Mỹ vẫn đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Theo US Drought Monitor, gần như mọi tiểu bang ở Mỹ - chỉ ngoại trừ Alaska và Kentucky, đều đang phải đối mặt với hạn hán, một con số chưa từng có.

hanoimoi.com.vn-uploads-images-tuandiep-2022-09-02-_han-han-nghiem-trong-dang-dien-ra-tai-nhieu-khu-vuc-cua-nuoc-my.jpg
Ảnh minh họa

Ngay cả khi nước Mỹ đang vào thu và rời xa dần mùa hè nóng kỷ lục, hạn hán vẫn tiếp tục gia tăng. Theo thống kê, trong tuần này, hơn 45% diện tích nước Mỹ và Puerto Rico đang chịu hạn hán. Khoảng 54% diện tích đất ở 48 tiểu bang liền kề của Mỹ cũng đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Hiện hơn 150 triệu người dân trong nước, và 149,8 triệu người ở 48 tiểu bang lân cận, đang phải hứng chịu hạn hán, tăng khoảng 34% so với tuần trước và tăng hơn 150% so với tháng trước.

Đồng thời, hạn hán cũng đang ảnh hưởng đến hơn 318 triệu mẫu Anh cây trồng, tăng 57% so với tháng trước.

Thực tế này được xem là minh chứng mới nhất về tình trạng nóng lên toàn cầu và khủng hoảng khí hậu, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra.

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước.

Hạn hán cũng góp phần hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.

Đồng thời, hạn hán làm giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Bài liên quan
  • Quản lý tài nguyên nước là "chìa khóa" chống sụt lún, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL
    Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, quản lý tài nguyên nước là "chìa khóa" chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó phải kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước, điều tiết lũ thượng nguồn và phân phối nước ngọt cho vùng trung tâm ĐBSCL, vùng ven biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mỹ đang phải đối mặt với hạn hán chưa từng có
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.