Năm 2020: Thách thức đối với ngành công nghiệp dầu khí thế giới

Minh Anh (t/h)|20/12/2019 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Năm 2020, các công ty trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức hơn năm 2019.

Trong bối cảnh thế giới đang dần khép lại một năm 2019 đầy biến động, tổng quan thị trường dầu mỏ và khí đốt một năm qua và dự báo xu hướng năm 2020 trở thành chủ đề mà giới đầu tư đặc biệt quan tâm.

Như thường lệ, thị trường cần nắm bắt những cơ hội, đồng thời thận trọng với những “cơn gió ngược”, rủi ro, sự bất định và xu hướng có thể dự đoán. Tuy nhiên, có một số yếu tố chính mà ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt cần chú ý vào năm 2020.

Ảnh minh họa

Nhu cầu dầu thô trong năm 2019 ở mức thấp nhất trong 8 năm. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ ảnh hưởng xấu tới tất cả các ngành kinh tế trên toàn cầu. Trong số đó, thị trường nhập khẩu dầu thô tăng trưởng mạnh nhất ở châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có dấu hiệu giảm nhiệt rõ ràng, người ta hy vọng nhu cầu dầu sẽ tăng trong năm tới. Wood Mackenzie đã tăng dự báo nhu cầu nhiên liệu thô lên tới 1,35 triệu thùng/ngày, thay cho dự báo 600.000 thùng/ngày trước đó.

Cơ quan Năng lượng quốc tế EIA tiếp tục dự báo tình trạng dư nguồn cung trên thị trường, đặc biệt là vào nửa đầu 2020. IEA dự báo tiếp tục dư nguồn cung dầu mặc dù OPEC+ đã giảm sản lượng dầu vào quí 1 năm 2020.

Nếu như bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020 với ứng viên Đảng Dân chủ thắng Đảng Cộng hòa của Donald Trump thì vị Tổng thống mới sẽ không chỉ giảm thăm dò khai thác dầu ở nước Mỹ mà còn thay đổi chính sách của Mỹ trên toàn thế giới, điều đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến ngành năng lượng toàn cầu.

Ví dụ, hiện nay cấm vận của Mỹ đã loại 2 triệu thùng dầu một ngày của Iran và Venezuela khỏi thị trường thế giới. Nếu tổng thống Đảng Dân chủ điều chỉnh chính sách của Mỹ, điều đó có nghĩa là 2 triệu thùng dầu sẽ quay lại thị trường.

Mặt khác, như hai Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders, lãnh đạo bầu cử của Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ cấm nổ thủy lực ở Mỹ, thì theo đánh giá của Wood Mackenzie, Tổng thống tương lai sẽ khó bổ sung điều luật dẫn tới chấm dứt bùng nổ đá phiến ở Mỹ.

Cuộc chiến với biến đổi khí hậu, hiệp ước xanh mới của Liên minh châu Âu (EU) có thể song hành với việc áp dụng thuế khí thải CO2 ở nhiều nước. EU sẽ yêu cầu đánh thuế để bảo vệ thị trường châu Âu đối với các sản phẩm nhập khẩu có thành phần hydrocarbon.

Để tuân thủ Hiệp ước, EU buộc phải giảm khí thải từ khí gas xuống 50% từ năm 2030. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến các công ty năng lượng. Giám đốc khối nghiên cứu doanh nghiệp của Wood Mackenzie Valentina Kretschmar cho rằng: “Các nhà xuất khẩu dầu khí vào châu Âu trong đó có cả Nga và Mỹ sẽ phải đối đầu với suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng và tác động tiêu cực của thuế đánh vào hydrocarbon đối với lợi nhuận của họ”.

Dầu khí sẽ không thể thuyết phục các nhà đầu tư là không ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Hậu quả là các nhà đầu tư không thể tiếp tục viễn cảnh phát triển ngành công nghiệp dầu khí, dù cho có cố gắng thay sản xuất dầu bằng khí.

Ngành dầu khí thế giới đứng trước yêu cầu cần phải tài trợ đầy đủ cho những dự án liên quan đến đường ống dẫn khí và LNG. Do đó khí tự nhiên sẽ đóng vai trò là nhiên liệu chuyển đổi để duy trì sự ổn định về năng lượng trong thời kỳ thế giới áp dụng các nguồn năng lượng mới. Công nghiệp dầu khí trong năm 2020 cần hết sức nỗ lực để chứng minh ưu thế môi trường của khí so với dầu. Thêm vào đó cần cố gắng để tàng trữ và xử lý carbon dioxide, nhằm bảo đảm không bị mất các nguồn cung tài chính cho các dự án khí.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 2020: Thách thức đối với ngành công nghiệp dầu khí thế giới