Nam Cực: Khí clo phóng xạ 60 năm trước vẫn tồn tại

Minh Anh (t/h)|23/10/2019 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Một nghiên cứu mới cho thấy, Clo phóng xạ vẫn đang rò rỉ ra khỏi các tảng băng ở Nam Cực sau các vụ thử bom hạt nhân vào những năm 1950 và 1960.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra một loại clo phóng xạ cụ thể – clo-36 – trong khu vực Vostok của lục địa băng giá. Các nhà khoa học tìm thấy nó nói rằng nó đã đến đó sau khi bay lên không trung khi quân đội Hoa Kỳ thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương khoảng 60 năm trước.

Khí clo phóng xạ vẫn rò rỉ từ các tàng băng ở Nam Cực.

Quần đảo Marshall, ở trung tâm Thái Bình Dương, đã bị trúng 67 quả bom hạt nhân trong quá trình thử nghiệm của Mỹ từ năm 1946 đến 1958.

Tại Talos Dome, đồng vị phóng xạ đã giảm trong giai đoạn từ 1910 đến 1980, trong khi tại Vostok thì không. Các nghiên cứu cho biết, do các hoạt động của con người, sự gia tăng nồng độ chlorine-36 đạt tới đỉnh điểm tại Talos Dome vào cuối những năm 1950, nhưng điều đáng quan tâm là cho tới tận bây giờ, những hoạt động đó vẫn đang làm bầu không khí của Vostok vẫn bị ô nhiễm bởi chlorine-36.

Các nghiên cứu cũng cho thấy: “Ô nhiễm này là kết quả của sự dịch chuyển của chlorine-36 dạng khí tại các vị trí tích tụ thấp và những điểm có khả năng tái phát khí chlorine-36 từ túi tuyết ở Talos Dome.”

Vào cuối năm 1980, nồng độ chlorine-36 cao gấp bốn lần so với dự kiến ở khu vực Talos Dome. Đến năm 2008, nồng độ chlorine-36 tại Vostok thậm trí còn lên tới gần gấp 10 lần so với những gì được mong đợi một cách tự nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy, đây là dấu hiệu cho thấy clo phóng xạ vẫn đang tiếp tục bị rò rỉ ra môi trường. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nó vẫn bị giữ lại và vẫn đang được thả ra môi trường, mặc dù không gây hại cho thiên nhiên trong khu vực.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nam Cực: Khí clo phóng xạ 60 năm trước vẫn tồn tại