Nắng nóng kỷ lục ở một trong những nơi lạnh nhất trái đất

Hồng Trang|24/06/2020 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bắc Cực, một trong những nơi lạnh nhất trái đất, đang trải qua trận nắng nóng nhất chưa từng có trong lịch sử.

Vùng cực Bắc đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong vài tuần qua. Thứ bảy (20/6) vừa qua, nhiệt độ lên đến gần 38 độ C ở thị trấn Verkhoyansk, Siberia, một trong những vùng gần cực Bắc nhất của Nga.

Verkhoyansk là thị trấn nhỏ có khoảng 1.000 người ở Siberia. Đây là một trong những nơi có nhiệt độ thấp nhất thế giới, thường dưới 0 độ, mức nhiệt thấp nhất từng ghi nhận ở đây là -67,8 độ C.

Dù các nhà khoa học từng dự đoán nhiệt độ ở Bắc Cực đến năm 2100 mới tăng lên 38 độ C, mùa hè năm nay đã ghi nhận mức nhiệt chưa từng có, trước dự đoán tận 80 năm.

Phía tây Siberia, một số địa phương có nhiệt độ cao hơn 7 độ C so với thông thường trong suốt một tháng. Tính riêng tháng 5, nhiệt độ chênh lệch hơn 12 độ C. Ngày 23/5, thị trấn Khatanga thuộc Siberia chạm mốc 25 độ C. Ngày 9/6, vùng Nizhnyaya Pesha gần biển Barents, Bắc Băng Dương, đạt mức 30 độ C.

Quang cảnh bên cạnh một nhà máy năng lượng ở Novosibirsk, thành phố thuộc vùng Siberia, Nga. Ảnh: Rostislav Netisov

Nguyên nhân của mức nhiệt cao đỉnh điểm ở vùng cực Bắc có thể là do những vụ cháy lớn trong thời gian gần đây. Khói từ đám cháy thậm chí còn có thể nhìn thấy từ vũ trụ.

Trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực đã tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, phần lớn là do băng tan chảy bởi tình trạng nóng lên toàn cầu.

Bắc Cực đang nóng lên gấp hơn 2 lần tốc độ trung bình của toàn cầu. Trong 40 năm qua, khối lượng băng đã giảm 50%.

Nhiệt độ cao mùa hè đã ảnh hưởng lớn đến vùng Bắc cực. Cháy rừng đang diễn ra khắp nơi. Cơ quan lâm nghiệp liên bang Nga đưa tin hôm 21-6, 31 đám cháy đã thiêu rụi 358.472ha rừng ở Cộng hòa Sakha.

Hồng Trang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nắng nóng kỷ lục ở một trong những nơi lạnh nhất trái đất
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.