Nguồn gốc tục bày mâm ngũ quả
Ngày Tết, các gia đình người Việt luôn dành nhiều thời gian và tâm sức để chuẩn bị mâm ngũ quả. Đó vừa là lễ vật thể hiện sự hiếu kính dâng lên tổ tiên vừa hàm chứa hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn của gia chủ.
Chia sẻ về nguồn gốc của tục bày mâm ngũ quả, nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải cho biết, có nhiều quan niệm và cách giải thích khác nhau về nguồn gốc "ngũ quả". Tài liệu ghi chép rõ ràng nhất là kinh Vu Lan. Theo đó, ngũ quả là 5 loại trái cây mà các tì khưu phải nấu chín hoặc gọt vỏ mới được ăn.
Thứ nhất là loại quả có hạt như táo, đào, mận. Thứ hai là loại quả có da như dưa, lê, dâu. Thứ ba là loại quả có vỏ như dừa, hồ đào, thạch lựu. Thứ tư là loại quả có vỏ sần sùi như tùng, bách. Thứ năm là loại quả có góc cạnh như ấu, các loại đậu lớn nhỏ...
Năm loại quả nói trên dùng để cúng trong pháp hội Vu Lan bồn, cúng Phật, dần dần phổ biến trong lễ tiết, cúng tế nói chung.
Vào thế kỷ thứ V, VI, VII trước Công nguyên ở Ấn Độ đã có tục cúng dường ngũ quả. Ở Trung Quốc, truyền rằng thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, vua Vũ Đế nhà Lương là người đầu tiên tổ chức lễ Vu Lan.
Đến thời Đường, thời Tống thì thịnh hành rồi phổ biến trong các nghi lễ cúng dường nói chung. Vào dịp Tết, các nước có Phật giáo thường bày mâm ngũ quả dâng tiến chư Phật, chư tăng ni và thờ tổ tiên.
Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành thật, sự tôn kính đối với Phật thánh, tổ tiên và ước vọng về tương lai.
Cũng theo chuyên gia này, có thuyết lại coi ngũ quả là đại biểu cho ngũ hành. Năm loại quả màu sắc khác nhau, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
"Nhìn chung, gắn với điều kiện tự nhiên và tập quán văn hóa sở tại, nên sẽ có những cách lý giải khác nhau. Ngoài ra, có lẽ do ít người biết nguồn gốc ngũ quả trong đạo Phật nên cách lý giải, quan niệm cũng khác nhau", ông Hải nói.
Ý nghĩa mâm ngũ quả
Quan niệm Phật giáo
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, tục dâng cúng mâm ngũ quả xuất phát từ Phật giáo. Theo quan niệm của nhà Phật, mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ thiện là:
Huệ căn
Niệm căn
Định căn
Tấn căn
Tín căn
Có thể hiểu nôm na ngũ thiện này là sáng suốt - ghi nhớ - tâm không loạn - kiên trì - lòng tin.
Theo văn hóa phương Đông
Xét theo văn hóa phương Đông, mâm ngũ quả chính là biểu trưng cho ngũ hành. Mỗi một loại quả mang một màu sắc tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà có thể chọn các loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo được các màu sắc tương ứng với ngũ hành.
Hơn thế, mâm ngũ quả còn là lễ tạ ơn thần linh, gia tiên đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Ngũ quả biểu trưng cho thành quả lao động mà con cháu muốn hiếu kính lên bề trên, đồng thời thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” của dân tộc từ bao đời.
Nhiều người cũng giải thích, ngũ quả còn là ngũ phúc lâm môn: Phú - Quý - Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh.
Các loại trái cây trên mâm ngũ quả có ý nghĩa gì?
Ngoài ý nghĩa chung, mỗi loại trái cây trên mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể:
Hồng: Mang ý nghĩa phát đạt, hồng phát
Đào: Là tượng trưng cho chữ thọ, cầu mong sức khỏe
Thanh long: Mong cầu cho công việc, học hành thăng tiến như rồng
Lựu: Mang ý nghĩa con cháu đông đúc, sum vầy
Na: Biểu tượng cho sự may mắn, vạn sự như ý
Cam: Với ý nghĩa cầu mong sự cát tường, sung túc.
Lê: Cầu cho mọi điều đều thuận lợi
Phật thủ: Loại quả này còn được biết đến với tên gọi là bàn tay Phật, mang ý nghĩa che chở, bảo vệ gia đạo tránh được điều xui rủi.
Bưởi: Xua đi những xui rủi của năm cũ, mang đến may mắn cho gia đạo trong năm mới.
Chuối: Biểu tượng của sự đùm bọc, sum vầy, con cháu đầy đàn.
Dừa: Mong cầu sự vừa đủ, cuộc sống viên mãn, không túng thiếu.
Dưa hấu: Cầu mong may mắn
Sung: Cầu sung túc, phú quý, phúc lộc
Xoài: Mong cho năm mới phúc lộc đủ đầ