Nguy cơ ô nhiễm từ rác thực phẩm không phân loại

Trần Đức – Ngọc Ánh|17/04/2024 09:51
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nếu như ở ngoại thành Hà Nội, mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ đã bắt đầu phát huy tác dụng thì trong nội thành rác thải từ thực phẩm, chủ yếu là thức ăn thừa bỏ đi, chiếm một lượng lớn trong thùng rác mỗi gia đình. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

XEM VIDEO: Ô nhiễm từ rác thực phẩm không phân loại

Theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt" của Bộ TN&MT, rác thải từ thực phẩm là một trong số những loại bắt buộc người dân phải phân loại tại nguồn.

TS. Vũ Thị Kim Tuyến – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là một chuyên gia về lĩnh vực môi trường nên từ lâu đã hình thành cho mình và người thân thói quen phân loại rác tại nguồn. Trong đó, bà đặc biệt chú ý đến việc phân loại rác thải từ thực phẩm. Thế nhưng, tại nơi bà sống, mặc dù đã có quy định và các hộ dân cũng được tuyên truyền nhiều lần nhưng không phải ai cũng thực hiện phân loại như vậy, bởi nhiều lý do.

“Tất cả rác hữu cơ ném xuống họng rác, thu gom bằng xe rác ở phía dưới, rác vô cơ thì thu gom hàng ngày nhưng còn 40% các gia đình do ý thức chưa cao nên vẫn vứt rác chung. Các gia đình khác cho rằng có phân loại rác nhưng rác khi bỏ chung vào một ngăn cũng thành không phân loại”, TS. Vũ Thị Kim Tuyến nhìn nhận.

W_rac-tu-thuc-pham-9-.jpg
Bà Kim Tuyến đặc biệt chú ý đến việc phân loại rác thực phẩm
W_rac-tu-thuc-pham-8-.jpg
Tại nhiều nơi cũng đã có quy định và các hộ dân xung quanh đều được tuyên truyền về phân loại rác thực phẩm

Nếu như ở ngoại thành, mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ không chỉ giúp giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường trên địa bàn mà còn giúp người dân tiết kiệm được một khoản trong tưới tiêu, trồng trọt… thì ở nội thành, rác thực phẩm, chủ yếu là thức ăn thừa bỏ đi, chiếm một lượng lớn trong thùng rác mỗi gia đình. Thậm chí, ngay tại các khu chợ, rác thực phẩm cũng đang bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

W_rac-tu-thuc-pham-5-.jpg
Mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ giúp giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường trên địa bàn các huyện ngoại thành
W_rac-tu-thuc-pham-7-.jpg
Ở nội thành, rác thực phẩm, chủ yếu là thức ăn thừa bỏ đi, chiếm một lượng lớn trong thùng rác mỗi gia đình
W_rac-tu-thuc-pham-6-.jpg
Tại các khu chợ, rác thực phẩm cũng đang bị vứt bừa bãi

Bà Bá Thị Mơ – Quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ: “Người phân loại rác, người không thực hiện thì cũng thế, nên mình cũng vứt thế, do môi trường từ xưa đến nay vẫn thế.”

Không có quy định cụ thể, không biết vứt ở đâu và không biết xử lý như thế nào đã khiến cứ khoảng 10 tấn rác thải thì có đến hơn 1/2 là rác hữu cơ. Điều này gây nhiều nguy hại cho môi trường.

W_rac-tu-thuc-pham-4-.jpg
Cứ khoảng 10 tấn rác thải thì có đến hơn một nửa là rác hữu cơ

TS. Vũ Thị Kim Tuyến – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thông tin: “Rác hữu cơ không được quản lý tốt tạo nước rỉ rác, mưa lớn nguồn nước bẩn đó tràn ra ngoài và khả năng nguy cơ ngấm xuống nước dưới đất là rất nghiêm trọng, xử lý nước ô nhiễm hữu cơ chi phí cực kỳ lớn… khí metan, SO2,… khí độc hại bay lên chưa nói đến hóa chất độc hại có trong rác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh…”.

TS Hoàng Dương Tùng – Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: “Lượng rác từ thực phẩm hàng ngày gia tăng điều này gây hậu quả môi trường, gây khí metan, lãng phí nguồn tài nguyên… mặt khác gây thêm chi phí để vận chuyển xử lý…"

Theo "Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt" của Bộ TN&MT, rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại theo 3 nhóm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác … Thế nhưng hiện nay, ngay chính đơn vị thu gom cũng gặp nhiều khó khăn.

W_rac-tu-thuc-pham-1-.jpg
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại theo 3 nhóm
W_rac-tu-thuc-pham-2-.jpg
Hiện nay, các đơn vị thu gom rác cũng gặp nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Giám đốc URENCO Chi nhánh Ba Đình cho biết: “Vướng mắc của công tác phân loại rác tại nguồn cũng chờ thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ sau khi được phân loại và thu gom. Nếu tuyên truyền vận động nhân dân phân loại mà chưa có đầu cuối, chưa có nhà máy xử lý và toàn bộ lượng rác thải này vận chuyển lên bãi phế thải Nam Sơn thì lãng phí công sức phân loại của người dân.”

W_rac-tu-thuc-pham-10-.jpg
Từ ngày 1/1/2025, cả nước sẽ đồng loạt bắt buộc thực hiện phân loại rác tại nguồn
W_rac-tu-thuc-pham-3-.jpg
Rác khi được phân loại sẽ trở thành tài nguyên

Từ ngày 1/1/2025 (tức chỉ còn hơn nửa năm nữa), việc thực hiện phân loại rác tại nguồn là bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Thời gian không còn nhiều, và việc đồng bộ để phân loại rác thành công đã trở nên gấp rút hơn bao giờ hết. Rác khi được phân loại sẽ trở thành tài nguyên, còn không rác sẽ chỉ là rác.

Bài liên quan
  • Cách chọn rau củ quả sạch tươi ngon, an toàn mùa hè
    Lựa chọn mua rau củ quả tươi ngon, an toàn cho gia đình là vấn đề mà các chị em nội trợ luôn băn khoăn và lo lắng. Nếu không biết cách lựa chọn thì sẽ đồng thời mang các mầm bệnh vào người bởi thực phẩm không sạch, không an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nguy cơ ô nhiễm từ rác thực phẩm không phân loại
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.