Để triển khai hiệu quả quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Với những việc làm như: Thu gom rác thải sinh hoạt đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng, tuyến quốc lộ; phân loại rác thải tại nguồn; khơi thông cống rãnh; bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định… cho thấy hiệu quả từ các mô hình tự quản bảo vệ môi trường ở phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh rất lớn.
Việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) giảm lượng rác thải, tiết kiệm công sức, chi phí, thay đổi thói quen, nhận thức của người dân, cộng đồng trong công tác thu gom, xử lý rác sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT) tại địa phương.
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng là đơn vị tiên phong trên địa bàn thành phố thực hiện tuyên truyền và triển khai các mô hình phân loại rác thải gắn với thực hiện quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
Sáng ngày 22/7, tại UBND xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn diễn ra chương trình Ngày hội "Phụ nữ hành động vì huyện Hóc Môn xanh, sạch, đẹp, thân thiện môi trường năm 2023" và tổng kết chương trình phối hợp giữa Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng Hội LHPN Hóc Môn về triển khai chương trình "Thứ bảy đổi rác lấy quà tích điểm xanh" tại 11 xã trên địa bàn huyện.
Với những hành động như phân loại rác tại nguồn, thu gom, tái chế rác, giảm thiểu rác thải nhựa, vệ sinh đường phố và các điểm công cộng sạch, đẹp để chào đón du khách, góp phần thực hiện hiệu quả đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”.
Sáng ngày 01/4, tại Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Thới Nhì, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hóc Môn phối hợp với VPĐD Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam (AWATEN) tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội “Phụ nữ hành động vì huyện Hóc Môn xanh, sạch, đẹp, thân thiện môi trường” năm 2023.
Sáng ngày 04/3/2023, Hội Nước sạch và môi trường Việt Nam (AWATEN) tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ quận Gò Vấp tổ chức chương trình "Thứ bảy đổi rác lấy quà tích điểm xanh". Đặc biệt, AWATEN tại TP. HCM đã phát triển được hệ sinh thái có app đổi rác lấy quà tích điểm xanh.
Một ngày, lượng rác thải trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày. Tuy nhiên thời gian qua, công tác phân loại rác thải tại nguồn (PLRTTN) lại chưa đạt hiệu quả.
Sau hơn 2 năm triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác) tại nguồn, Hiện đã có 78% tổng số hộ gia đình, 83% tổng số tổ dân phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tham gia phân loại rác tại nguồn (PLRTN).
Thời gian qua, chương trình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đã được thí điểm triển khai ở khá nhiều địa phương, tuy nhiên, việc hình thành thói quen sống xanh cho cộng đồng vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Nghị định 45//2022/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022. Thực tế có khá nhiều địa phương triển khai các mô hình phân loại rác tại nguồn nhưng kết quả chưa được như mong đợi.
Thông tin về việc thực hiện phân loại, thu gom rác thải tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện nay việc phân loại rác thải tại nguồn đã được luật hóa và thành phố đang nỗ lực triển khai theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Vừa qua, Hội Phụ nữ thành phố Hải Dương tổ chức triển khai phân loại rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải hữu cơ ở 3 xã, phường. Cùng với đó, sáng 01/8, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức chương trình hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn.
Dự án thúc đẩy phân loại rác tại nguồn nằm trong chương trình hợp tác chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị của TP. Yokohama giai đoạn 2 do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với tổng kinh phí 15,63 tỷ đồng.
Lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định chưa tiến hành xử phạt người dân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định 45 từ ngày 25/8 tới.
Ngày 25/8 tới đây, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có hiệu lực, nhiều người dân cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể về cách làm, tránh việc vô tình bị phạt oan vì thiếu thông tin.
Hiện nay, tại tỉnh Đồng Nai đã có hơn 310 ngàn hộ gia đình đăng ký thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng dẫn, đạt tỷ lệ 35% số hộ dân toàn tỉnh, tăng 20% so với năm 2020.
Để thi hành Nghị định 45/2022 tốt, cần chuẩn bị kỹ các phương án, cả cho người dân lẫn cơ quan chức năng, bao gồm việc tuyên truyền, kiểm tra những vấn đề tồn tại trong thời gian qua, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết.
Theo các chuyên gia, phân loại rác tại nguồn là mấu chốt để xử lý rác thải sinh hoạt. Việc quy định xử phạt nếu hộ gia đình không phân loại rác là chế tài cần thiết.