Nhật Bản: Ám ảnh kỳ thị đối với những người từ vùng nhiễm độc phóng xạ

09/09/2019 07:07
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Những người sống sót sau các thảm họa có phóng xạ phát tán vào không khí ở Nhật Bản thường gặp phải sự kỳ thị lớn của xã hội.

Từ những vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, hay thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng, thành phố Fukushima năm 2011, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là 1 triệu tấn nước bị nhiễm xạ vẫn chưa được xử lý. Và những người sống sót được gọi bằng từ “hibakusha”.

Các bể chứa nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân  Fukushima 

Lee Jong Keun, một hibakusha người Nhật gốc Hàn từ Hiroshima đã kết hôn, giấu kín quá khứ của mình trước vợ và ba con gái cho đến năm 2012, vì “việc là nạn nhân của bom (nguyên tử) bị cho là vô cùng xấu hổ”.Shuntaro Hida, nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima mà sau này trở thành giám đốc Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ Hibakusha, cho biết khoảng 80% người sống sót thảm họa bom nguyên tử che giấu quá khứ của mình, kể cả với vợ chồng, vì sợ bị kỳ thị.

Kazue Inoue bị nhiều đối tượng kết hôn từ chối vì bà là hibakusha từ Nagasaki. Cuối cùng, bà quyết định che giấu điều này, và cũng đã lập gia đình những năm 1960. Nhưng khi mẹ chồng phát hiện ra Inoue là một hibakusha, bà nhất quyết không cho Inoue sinh con: “Nếu cô sinh ra quái vật thì sao?”

Cuộc hôn nhân của Inoue kết thúc không lâu sau đó. Bà kể chuyện của mình trên tờ Asahi Shimbun năm 2010, và viết: “Làm sao có thể trách mẹ chồng tôi được? Tôi hoàn toàn hiểu suy nghĩ của bà”.

Những người sống sót ở Fukushima cũng chịu chung cảnh ngộ với những hibakusha từ Chiến tranh Thế giới II.

Theo khảo sát năm 2017, 62% trong số 348 người sơ tán được hỏi cho biết đã bị hoặc đã chứng kiến sự kỳ thị, bắt nạt vì quê hương của họ bị nhiễm phóng xạ. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, trở nên bấp bênh, đầy lo lắng vì nhiễu thông tin và vì sợ kỳ thị.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản: Ám ảnh kỳ thị đối với những người từ vùng nhiễm độc phóng xạ