Phương pháp này là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia do giáo sư Yoshiki Sawa, chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, dẫn đầu.
Phương pháp đơn giản, không yêu cầu phải sử dụng những thiết bị xử lý ở cấp độ tế bào nên rất dễ dàng đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện mà không cần các chuyên gia phải trực tiếp thực hiện.
Phương pháp này hướng tới những bệnh nhân bị tim mãn tính do thiếu máu cục bộ, tình trạng các cơ tim không được cung cấp đủ máu. Nếu tình trạng này xấu đi sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử cơ tim, từ đó làm suy giảm chức năng bơm máu đi toàn cơ thể của trái tim.
Biện pháp mới bao gồm bước phun tế bào gốc trung mô trong các dung dịch gắn kết lên bề mặt tim của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật động mạch vành nhân tạo. Quy trình này diễn ra trong chưa đầy một phút.
Việc thực hiện quy trình này trong quá trình phẫu thuật động mạch vành nhân tạo sẽ giúp hồi phục chức năng của tim.
Việc sử dụng tế bào gốc trong y tế đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nguyên nhân là bởi chúng có thể giúp tái tạo các mô bị tổn thương hoặc đã chết. Tế bào gốc là những tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác trong cơ thể, ví dụ như xương, cơ bắp, thần kinh, da, các cơ quan trong cơ thể, thậm chí hình thành nên những tế bào mà cơ thể không có khả năng tự tái tạo.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng với biện pháp này dưới sự giám sát của các bác sỹ chuyên khoa tại Bệnh viện Đại học Osaka để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả trước khi xin cấp phép đưa biện pháp này vào ứng dụng trong chăm sóc y tế cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Sawa cũng từng phát triển một phương pháp điều trị khác, bao gồm cấy ghép các “mảng” tế bào cơ tim có được từ quá trình nuôi cấy các tế bào lấy từ bắp đùi.
Trước đây, mọi nỗ lực nuôi tế bào cơ tim từ tế bào gốc đều thất bại vì những tế bào mới này có xu hướng chết sau vài ngày. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học Anh đã tiến hành bổ sung các tế bào thượng tâm mạc, có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp các tế bào cơ tim có thể phát triển, trưởng thành và thực hiện tốt nhiệm vụ co bóp, thư giãn.
Kết quả nghiên cứu rất khả quan khi các nhà khoa học cho biết kỹ thuật mới này có thể tái tạo được cơ tim và các mạch máu đã chết.
Hiện phương pháp này đã được đưa vào áp dụng nhưng không phổ biến vì đòi hỏi thiết bị xử lý ở cấp độ tế bào.
Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu lý do tại sao các tế bào ngoại tâm mạc có thể giúp tế bào cơ tim phát triển.
Ngọc Linh (t/h)