Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Xu hướng của tương lai

25/10/2017 22:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đi tìm thị trường cho gà đồi Yên Thế

(Moitruong.net.vn) – Sáng 25/10, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Xúc tiến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội”.

>>>Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt lợn Việt Nam

nong nghiep

Tọa đàm thu hút đông đảo các doanh nghiệp nông nghiệp tham dự

Chia sẻ về thực trạng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố, đại diện (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết, việc ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất vượt trội; giá trị gia tăng cao.

Đồng thời, bảo đảm an toàn thực phẩm qua việc ứng dụng các công nghệ mới như: sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ nông nghiệp, tưới tự động, thủy canh; công nghệ sinh học, công nghệ nhân giống in vitro đã tạo ra các giống cây sạch bệnh có tính đồng nhất về ổn định năng suất, chất lượng…

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố ngày càng có nhiều diện tích canh tác được ứng dụng công nghệ khoa học. Cụ thể, trong canh tác rau có 119ha nhà lưới, 15ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; 5 nhà sơ chế rau với diện tích 458m2. Trong canh tác hoa có 110ha bước đầu ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu và với quy mô nhỏ; có 924,5ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; 306,5ha diện tích sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Đối với chăn nuôi lợn và gà sử dụng hệ thống chuồng kín đạt 30% số trại chăn nuôi quy mô lớn…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại Hà Nội vẫn còn khiêm tốn. Đến nay, chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mới có 2 dự án được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư triển khai thực hiện. 5 cơ sở nuôi lợn giống ông bà, 3 cơ sở sản xuất giống cây trồng; 160 trang trại nuôi lợn… Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố hiện đạt 25%.

nong nghiep1

Nhiều doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại buổi Tọa đàm

Định hướng ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, Hà Nội đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn và có sức cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao đạt 300ha trở lên, diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao đạt 300ha, 460ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao…

Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm trồng trọt…Theo đó, Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng; hỗ trợ đào tạo nghề, đầu tư giống cây trồng, thủy sản; hỗ trợ phòng chống dịch bệnh… Đồng thời, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu nông nghiệp của Hà Nội đi các tỉnh, thành phố để kết nối giao thương tại 18 tỉnh, thành trong cả nước.

Cũng tại buổi Tọa đàm, nhiều đại biểu đã có tham luận nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các đơn vị trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như: Giám đốc trung tâm thông tin NN&PTNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tham luận về Chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp nông nghiệp: Một số gợi ý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Ngài Mitsuru Nanakubo, giảng viên về GAP Nhật Bản giới thiệu về kinh nghiệm áp dụng thành công trong sản xuất RAT tại Nhật Bản; Đại diện HTX Đan Hoài – Flora Việt Nam trình bày tham luận về việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào trồng, chăm sóc hoa…

Q. Phú (HNP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Xu hướng của tương lai
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.