Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh

Minh Châu|08/10/2020 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tỉnh Quảng Ninh có 250km đường bờ biển với trên 6.100km mặt biển, 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo vinh tạo nên sự phong phú, đa dạng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao giúp cho lĩnh vực thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh có 250km đường bờ biển với trên 6.100km mặt biển, 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo vinh tạo nên sự phong phú, đa dạng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao giúp cho lĩnh vực thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, hiện tại, lượng phao xốp sử dụng cho nuôi lồng tại địa phương chiếm khoảng 50%, còn lại là sử dụng các vật liệu thay thế. Nếu chỉ tính riêng phao xốp có thể lên đến hơn 15.000 chiếc.

Ngư dân Quảng Ninh nuôi cá lồng bè

Theo số liệu từ Ban quản lý vịnh Hạ Long cung cấp, trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng rác thải, nhất là xốp thu gom ngoài vịnh Hạ Long được hơn 350 tấn. Đây đều là những con số biết nói, và nếu không có giải pháp hữu hiệu để thay thể phao xốp hoặc gia cố phao xốp sẽ gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Vấn đề này, Sở NN-PTNT nhận thức rất rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý rác thải nhựa hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài thủy sản. Hiện, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy chuẩn về phao nổi cho ngành thủy sản tại Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/08/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian tới, khi đã có công cụ quản lý, chúng tôi sẽ rà soát và giám sát chặt chẽ, giảm thiểu được rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững trên vùng biển Quảng Ninh.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến 2020, định hướng đến 2030, trong thời gian tới, ngành thủy sản Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết; trong đó, ưu tiên các vùng đã định hướng nuôi trồng thủy sản tập trung và mặt biển nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt VietGAP, quy định cơ sở sản xuất an toàn thực phẩm; ban hành các chính sách tiếp cận cụ thể đến từng vùng NTTS, từng đối tượng nuôi chủ lực để tập trung nguồn lực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cũng như nâng cao chất lượng nhân lực ngành NTTS; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nhất là hợp tác nghề cá với các tỉnh, thành phố trong nước có nghề cá phát triển như: Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Yên…; hợp tác các viện nghiên cứu để hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao các đối tượng nuôi và công nghệ nuôi phù hợp tỉnh.

Bên cạnh đó, để phát triển bền vững ngành thủy sản Quảng Ninh, không thể thiếu sự phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản trong công tác thanh tra, kiểm tra và siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất giống thủy sản, nhất là các tỉnh trọng điểm sản xuất giống tôm, tránh tình trạng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường; hoàn thiện khung pháp lý về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cơ sở vật chất các phòng kiểm nghiệm trên cả nước để giám sát, kiểm soát tốt vật tư trong NTTS, nhất là các chế phẩm sinh học để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người NTTS và người sản xuất chân chính.

Ngoài việc chỉ chú trọng chế biến đông lạnh, xuất khẩu nguyên liệu thô như hiện nay, cần có chính sách khuyến khích phát triển chế biến thực phẩm thủy sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu để ổn định giá cả tiêu thụ, phát huy, nâng cao giá trị các sản phẩm NTTS ở các địa phương nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Minh Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh