Phát triển rừng trồng bền vững

Trần Đức - Ngọc Ánh|03/04/2024 17:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hiện nay, nước ta có tỷ lệ che phủ rừng trên 42%, tăng nhanh trong những năm vừa qua và cao hơn mức bình quân thế giới. Bên cạnh quyết định đóng cửa rừng, không khai thác gỗ rừng tự nhiên đến năm 2030, phải kể tới nhiều giải pháp để phát triển rừng bền vững.

VIDEO: Phát triển rừng trồng bền vững

Buổi trao tặng và trồng 10.000 cây giống măng Bát Độ đến đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng Sơn La với mong muốn những cánh rừng sẽ sớm phủ xanh đất trống đồi trọc. Và quan trọng hơn là bà con địa phương sẽ được hưởng lợi từ những cánh rừng trồng này.

q1.jpg
Trao tặng cây giống măng Bát Độ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Sơn La
q2.jpg
10.000 cây giống được trao và trồng

Chia sẻ về vấn đề này, bà Lường Thị Oanh - Xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: “Lợi ích của cây Bát độ theo chia sẻ của gia đình trước ở Tân Xuân thì lá cũng có thể bán được, măng thì thực phẩm ngon và hợp với thị hiếu, cây khi già thì có thể tận dụng làm vật liệu trong gia đình.”

Ông Vũ Ngọc Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển cho hay: “Mỗi năm cố gắng huy động 1 triệu cây sinh kế tặng đồng bào vùng sâu vùng xa, để che phủ rừng.”

Trồng rừng bền vững không chỉ dừng ở những lễ ra quân, phát động hay trao tặng cây mà phải gắn với sinh kế, đời sống hàng ngày của người dân. Diện tích rừng keo tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã tăng nhanh chóng. Bởi nhà máy giấy nằm trên địa bàn huyện đã trao tặng bà con cây giống, sau khi cây đến kỳ thu hoạch sẽ thu mua lại làm nguyên liệu sản xuất bột giấy. Gắn trồng rừng với tiêu thụ, chế biến sâu chính là cách để nâng cao giá trị và phát triển bền vững rừng trồng.

q3.jpg
Trồng rừng bền vững phải gắn với sinh kế, đời sống hàng ngày của người dân
q4.jpg
Diện tích rừng keo tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã tăng nhanh chóng
q5.jpg
Gắn trồng rừng với tiêu thụ, chế biến sâu là cách để nâng cao giá trị và phát triển bền vững rừng trồng

Anh Trương Văn Quân - Xã Công Đa, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang chia sẻ: “Nhà máy giấy hỗ trợ về cây giống trồng thì tốt, đến tuổi khai thác, nhà máy thu mua lại cho bà con, bà con cũng đỡ vất vả hơn trước nhiều.”

Còn theo ông Nguyễn Minh Cương - Công ty Cổ phần gỗ Minh Long: Trước đây tôi ở Nghệ An, bà con trồng keo, sau 5 năm 1 gđ có 1ha, thu nhập 1 tháng 1 hộ gđ là 10 triệu, rừng tạo sinh kế, có nhà máy chế biến gỗ gần đó, thu mua nguyên liệu... từ đấy bà con rất tập trung trong việc trồng rừng.”

Rừng mang lại những lợi ích vô cùng giá trị. Ngoài khai thác kinh tế từ rừng, thì trong năm 2023, lần đầu tiên 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu được hàng nghìn tỉ từ việc bán tín chỉ carbon rừng. Cùng với tiền dịch vụ môi trường rừng, thì nguồn tài chính từ tín chỉ carbon rừng tiếp tục là động lực để người dân giữ rừng, trồng rừng và phát triển rừng bền vững.

q6.jpg
Rừng mang lại những lợi ích vô cùng giá trị
q7.jpg
Năm 2023, 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu được hàng nghìn tỉ từ việc bán tín chỉ carbon rừng

TS. Vũ Tấn Phương - Giám đốc văn phòng Chứng chỉ Rừng Việt Nam cho biết: “Chúng ta có nhiều lợi thế, nếu tăng được diện tích rừng trồng lên thì hấp thụ carbon tăng được nhiều lần. và đấy là tín chỉ tiềm năng, hạn chế tối đã việc chuyển đổi rừng, mất rừng thì cái đấy cũng là lợi thế trong việc chuyển đổi tín chỉ carbon.”

Hiện diện tích rừng ở nước ta là gần 14,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ toàn quốc là hơn 42%. Theo ước tính có khoảng 25 triệu người đang có từ 20 đến 40% thu nhập hằng năm đến từ rừng. Nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân từ việc giữ rừng, trồng rừng chính là những giải pháp để phát triển rừng hiệu quả, bền vững.

q8.jpg
Hiện diện tích rừng ở nước ta là gần 14,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ toàn quốc là hơn 42%
q9.jpg
Nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng là những giải pháp để phát triển rừng hiệu quả, bền vững
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển rừng trồng bền vững