Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 13 hộ dân do phát hiện vết nứt núi

Hoàng Thơ |02/11/2024 10:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sau khi phát hiện 1 vết nứt ở trên núi phía sau bản Tân Ly (Lệ Thủy, Quảng Bình) rộng khoảng 5-20cm, cá biệt có nơi rộng gần 1m, nguy cơ sạt lở rất cao, lực lượng chức năng đã nhanh chóng sơ tán 13 hộ dân đến nơi an toàn.

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 1/11, Đồn Biên phòng Làng Ho cho biết, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng di dời khẩn cấp 13 hộ dân bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình).

sat-lo-1.jpg
Khu vực xuất hiện vết nứt núi ở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy

Theo đó, sáng ngày 1/11, Đồn Biên phòng Làng Ho phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự xã Lâm Thủy, Công an xã và các bản đi kiểm tra tình hình sau đợt mưa lũ.

khan-cap-1.jpg
Bộ đội Biên phòng vận động người dân di dời và hỗ trợ chuyển tài sản, vật dụng cho bà con

Qua khảo sát, lực lượng chức năng phát hiện 1 vết nứt ở trên núi phía sau bản Tân Ly rộng khoảng 5-20cm, cá biệt có nơi rộng gần 1m, chiều dài 40-55m, cách ngôi nhà gần nhất khoảng 15m. Khảo sát cho thấy có 13 hộ với 61 nhân khẩu nằm trong nguy cơ bị sạt lở rất cao này.

Trước tình hình nguy cấp, trưa cùng ngày, Đồn Biên phòng Làng Ho phối hợp chính quyền xã Lâm Thủy và các lực lượng liên quan đã vận động và hỗ trợ di dời 13 hộ dân đến nơi an toàn. Bộ đội Biên phòng cũng chủ động hỗ trợ nhu yếu phẩm để bà con yên tâm sơ tán.

di-doi-khan-cap.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Ho đến từng nhà vận động bà con di dời khẩn cấp

Đại diện Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Làng Ho cho biết, việc di dời khẩn cấp 13 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm tính mạng cho bà con, nhất là trong những ngày tới, dự báo ở Quảng Bình tiếp tục có đợt mưa to đến rất to khiến nguy cơ sạt lở rất cao.

Lũ quét và sạt lở đất là những hiện tượng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác động chính:

Thiệt hại về đất đai: Sạt lở đất làm mất đi lớp đất màu mỡ, gây khó khăn cho việc trồng trọt và phục hồi hệ sinh thái.

Mất đa dạng sinh học: Lũ quét và sạt lở có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến giảm đa dạng sinh học.

Ô nhiễm nguồn nước: Lũ quét có thể cuốn theo chất thải, hóa chất và rác thải, gây ô nhiễm các nguồn nước như sông, suối.

Suy giảm chất lượng đất: Sau khi xảy ra lũ quét, đất có thể bị nhiễm mặn hoặc mất đi các dưỡng chất cần thiết, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp.

Tăng nguy cơ thiên tai: Những khu vực đã trải qua lũ quét và sạt lở đất có thể dễ bị tổn thương hơn trong các trận lũ lụt hoặc sạt lở tiếp theo.

Hủy hoại cơ sở hạ tầng: Các công trình như cầu, đường giao thông và nhà cửa có thể bị phá hủy, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế.

Thay đổi địa hình: Sạt lở có thể làm thay đổi cấu trúc địa hình, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước và làm tăng khả năng xảy ra lũ quét trong tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 13 hộ dân do phát hiện vết nứt núi
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.