Môi trường xã hội

Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

Thanh Thanh 15/11/2024 14:00

Theo Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam, trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thiên tai trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các khu vực miền núi, địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, tỉnh đã kiến nghị đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Theo đó, ngày 14/11, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tại Tờ trình số 4022/TTr-BCH ngày 4/11 về việc xin chủ trương đầu tư xây dựng một số công trình khẩn cấp, trong đó có việc đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) cho các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, đồng thời làm bãi đáp trực thăng trong trường hợp các tuyến đường bị chia cắt, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh giải quyết đề nghị của Bộ CHQS tỉnh theo đúng quy định.

Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam cho biết, trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thiên tai trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các khu vực miền núi, địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, đặc biệt ở khu vực các xã của huyện Nam Trà My, địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, dễ bị chia cắt, công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.

Để chủ động ứng phó, giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra, việc đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác PCTT-TKCN cho các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My trước và trong mùa mưa bão, đồng thời làm bãi đáp trực thăng trong trường hợp các tuyến đường bị chia cắt không đảm bảo cho công tác PCTT-TKCN là thật sự rất cần thiết và cấp bách.

capture(3).png
Quảng Nam kiến nghị đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

Do đó, Bộ CHQS tỉnh kính báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư xây dựng khẩn cấp công trình bãi tập kết PCTT-TKCN tại xã Trà Cang, huyện Nam Trà My. Tổng mức đầu tư dự kiến 7 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2024 - 2025.

Được biết, sau khi xảy ra sạt lở núi khiến một số xã vùng cao của huyện Phước Sơn bị chia cắt cuối năm 2020, đến năm 2022, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư xây dựng bãi đáp trực thăng trên địa bàn xã Phước Thành. Công trình được xây dựng trên một mảnh đất khá rộng, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, cách trụ sở UBND xã Phước Thành khoảng 1km, với kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng.

Thiên tai, đặc biệt là bão lũ, có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống con người. Các tác động này bao gồm:

  1. Tàn phá hệ sinh thái: Bão lũ cuốn theo bùn đất, cây cối, rác thải, làm hủy hoại hệ thực vật và động vật tự nhiên. Nhiều sinh vật có thể chết hoặc bị mất môi trường sống, dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
  2. Xói mòn và rửa trôi đất: Lũ lụt gây ra hiện tượng xói mòn đất nghiêm trọng, làm mất lớp đất bề mặt giàu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tại các khu vực đồi núi, xói mòn đất có thể gây ra sạt lở nghiêm trọng.
  3. Ô nhiễm nguồn nước: Bão lũ làm cuốn theo rác thải, hóa chất, và chất thải từ các khu dân cư, trang trại và nhà máy vào các dòng sông, suối. Điều này dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho cả môi trường sống của động vật thủy sinh và nguồn nước sinh hoạt của con người.
  4. Gia tăng phát thải khí nhà kính: Thiên tai phá hủy cây cối, rừng rậm - những khu vực có khả năng hấp thụ CO₂. Khi cây cối chết, CO₂ mà chúng đã hấp thụ lại được giải phóng vào khí quyển, làm tăng lượng khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu.
  5. Gây xáo trộn trầm tích: Bão và lũ có thể di chuyển các lớp trầm tích và thay đổi cấu trúc của bề mặt đất, gây ra sự biến đổi trong hệ sinh thái đất, làm giảm khả năng phát triển của thực vật và gây khó khăn cho các sinh vật sống trong đất.
  6. Làm suy giảm tài nguyên rừng: Bão lũ có thể phá hủy diện tích lớn rừng tự nhiên, làm suy giảm khả năng điều hòa không khí và bảo vệ đất của rừng. Hơn nữa, sau thiên tai, các khu rừng bị tàn phá dễ bị khai thác gỗ trái phép, làm tăng áp lực lên tài nguyên rừng.
  7. Tác động đến bờ biển và san hô: Tại các vùng ven biển, bão mạnh có thể phá hủy các rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và làm xói lở bờ biển. Điều này ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài thủy sinh và làm giảm khả năng bảo vệ bờ biển khỏi các cơn bão trong tương lai.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng nơi tập kết vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.