Quảng Ngãi: Đi tìm nét độc đáo trong hiện vật về văn hóa Sa Huỳnh ở vùng lòng hồ chứa nước Nước Trong

Như Đồng|26/03/2022 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi vừa tổ chức họp và cho ý kiến về báo cáo kết quả chỉnh lý giai đoạn một hiện vật khảo cổ khai quật tại mặt bằng xây dựng Hồ chứa nước Nước Trong.

Di tích cổ ở khu vực thung lũng sông Tang vùng lòng hồ chứa nước Nước Trong ở xã Trà Xinh, Trà Thọ, huyện Trà Bồng và xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà.

Các chuyên gia và cán bộ đang chỉnh lý hiện vật khảo cổ khai quật tại khu vực thung lũng sông Tang

Khi phát hiện di tích, từ năm 2010 đến 2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các chuyên gia của Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật 20 hố ở 5 địa điểm với tổng diện tích 4 nghìn mét vuông. Qua đó, phát hiện các khu cư trú và khu nghĩa địa của cư dân văn hóa Sa Huỳnh với gần 100 mộ chum, mộ vò và mộ đất cùng hàng trăm di vật đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, sắt. Trong đó, đồ đá và đồ gốm có số lượng lớn nhất. Niên đại vùng khảo cổ thung lũng sông Tang kéo dài liên tục từ khoảng cách đây 3 nghìn năm và kết thúc ở đầu Công nguyên cách đây 2.000 năm.

Thời gian qua, các nhà khảo cổ đã công phu di chuyển các hiện vật từ hiện trường về Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi bảo quản và đã hoàn thành chỉnh lý một số mộ táng, hiện vật có giá trị lịch sử độc đáo. Đây là lần đầu tiên phát hiện dấu tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi của tỉnh. Việc chỉnh lý, nghiên cứu di tích, di vật sau khai quật khảo cổ, phân loại, đánh giá xác định giá trị các di tích di vật, làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng báo cáo khoa học.

Phát hiện gần 100 mộ chum, mộ vò và mộ đất cùng hàng trăm di vật đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, sắt của cư dân văn hóa Sa Huỳnh

Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi yêu cầu nghiên cứu tính độc đáo, đặc biệt của những hiện vật về văn hóa Sa Huỳnh ở vùng lòng hồ chứa nước Nước Trong. Làm rõ thêm niên đại, tính đa dạng, phong phú, những hoa văn mới độc đáo trên hiện vật, các mộ chum. Qua đó, đánh giá trình độ phát triển của văn hóa Sa Huỳnh và tiền Sa Huỳnh. Làm rõ về mặt thời gian, ở Quảng Ngãi, văn hóa Sa Huỳnh xuất hiện ở đâu đầu tiên? Cần có sự so sánh, nhận định khoa học về các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện ở Long Thạnh, Thạnh Đức, hay xóm Chình, suối Ốc. Từ đó, mới thấy được trình độ mỹ thuật, lối ứng xử văn hóa, sự phân biệt tầng lớp, sự phân biệt giàu nghèo thể hiện qua hình thức táng.

Đồng thời, cũng yêu cầu làm rõ hơn văn hóa Sa Huỳnh ở thung lũng sông Tang. Quảng Ngãi đóng vai trò như thế nào trong vệt cư trú của cư dân Sa Huỳnh từ cao nguyên, miền núi, đồng bằng ven biển và ra đảo Lý Sơn. Đưa ra đề xuất như thế nào để hoàn thiện công tác chỉnh lý toàn bộ hiện vật, mộ táng được thu thập được ở khu vực lòng hồ chứa nước Nước Trong, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa Sa Huỳnh./.

Như Đồng

Bài liên quan
  • Quảng Nam: Nhiều hoạt động khai hội, mở đầu “Năm du lịch quốc gia 2022”
    Moitruong.net.vn – Không chỉ là nơi tổ chức Lễ khai mạc, trong hành trình của Năm du lịch Quốc gia lần này, TP Hội An cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng, hứa hẹn chặng đường bứt phá mới của du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung khi chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: Đi tìm nét độc đáo trong hiện vật về văn hóa Sa Huỳnh ở vùng lòng hồ chứa nước Nước Trong