Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TU (ngày 26/9/2022) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030. Tỉnh đã hoàn thành Đề án nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2019-2022.
Cùng với đó, tỉnh cũng ban hành Bộ quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo định hướng lâu dài, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, qua đó giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Hiện toàn tỉnh có 2.208ha nuôi cá biển với 15.000 ô lồng. Để bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, từ tháng 8/2020, tỉnh đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn trên địa bàn; theo đó đẩy mạnh tuyên truyền vận động, yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, người dân thực hiện chuyển đổi vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường bền vững. Từ đó đến nay đã chuyển đổi được hơn 6,15 triệu quả phao đạt quy chuẩn địa phương, đạt tỉ lệ khoảng 98,5%.
Với đường bờ biển hơn 250km, 2.077 hòn đảo, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái ven biển và môi trường đảo, tỉnh này đã thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long; thực hiện điều tra, quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị công nhận khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR) cho khu đất ngập nước Đồng Rui (huyện Tiên Yên); hoàn thiện hồ sơ thành lập khu vực rừng đặc dụng mới đối với Khu bảo tồn loài sinh cảnh Quảng Nam Châu; phối hợp xây dựng hồ sơ đề cử Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà...
Quảng Ninh còn tập trung thực hiện cải tạo hành lang sinh thái ven biển bằng cách tập trung triển khai các dự án cải tạo, phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn ven biển và điều tra tài nguyên biển. Từ năm 2000 đến nay, các ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn đã thực hiện trồng mới và trồng rừng bổ sung, phục hồi rừng kém chất lượng và chăm sóc, bảo vệ 1.290,39ha rừng ngập mặn, gồm: Trồng mới 240,56ha; trồng bổ sung, phục hồi rừng kém chất lượng 1.049,83ha; bảo vệ, đầu tư thiết lập các mô hình rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng là 18.994ha; thực hiện 2 dự án điều tra tài nguyên biển…
Cùng với đó, Quảng Ninh cũng tăng cường quản lý hoạt động của các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn để giám sát rác thải, kịp thời cảnh báo hiện tượng ô nhiễm môi trường tại các địa phương, doanh nghiệp. Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; kêu gọi đầu tư nhà máy điện gió tại huyện đảo Cô Tô; hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, trụ sở làm việc tại các xã đảo, huyện đảo nơi có tiềm năng về bức xạ.
Để ứng phó sự cố môi trường biển, UBND tỉnh đã cho phép 2 đơn vị có đủ chức năng ứng phó sự cố tràn dầu hoạt động theo hình thức xã hội hóa, bao gồm: Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam và Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu Đông Bắc Bộ - Chi nhánh Công ty CP Tư vấn đầu tư công trình hàng hải Việt Nam. Các trung tâm ứng trực sự cố tràn dầu thường xuyên chủ động, ứng trực, ứng phó, tập huấn diễn tập theo quy định.
Tỉnh này còn tập trung thực hiện cải tạo hành lang sinh thái ven biển bằng cách tập trung triển khai các dự án cải tạo, phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn ven biển và điều tra tài nguyên biển. Từ năm 2000 đến nay, các ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn đã thực hiện trồng mới và trồng rừng bổ sung, phục hồi rừng kém chất lượng và chăm sóc, bảo vệ 1.290,39ha rừng ngập mặn, gồm: Trồng mới 240,56ha; trồng bổ sung, phục hồi rừng kém chất lượng 1.049,83ha; bảo vệ, đầu tư thiết lập các mô hình rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng là 18.994ha; thực hiện 2 dự án điều tra tài nguyên biển.
Để phục hồi và phát triển các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển tại vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vùng biển Cô Tô - Đảo Trần, tỉnh từng bước thả rạn nhân tạo, phấn đấu trồng phục hồi thêm khoảng 30-50ha (năm 2030). Đến nay, Quảng Ninh đã thiết lập bãi rạn với 510 cấu kiện bê tông và tạo dựng bãi rạn nhân tạo để trồng cấy san hô với tỷ lệ sống trung bình sau 12 tháng là 83,6%.
Đồng thời trên địa bàn tỉnh còn khoanh vùng 16 khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quý hiếm, đặc thù có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao, gồm: 8 khu vực bảo vệ nguồn lợi sá sùng và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng khai thác và bảo vệ nguồn lợi sá sùng với tổng diện tích là 2.844ha; khoanh vùng 6 khu vực bảo vệ nguồn lợi ngán, tổng diện tích 625ha; khoanh vùng 2 khu vực bảo vệ nguồn lợi rươi, với diện tích 60ha.
Cùng với đó, tỉnh tăng cường quản lý hoạt động của các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn để giám sát rác thải, kịp thời cảnh báo hiện tượng ô nhiễm môi trường tại các địa phương, doanh nghiệp. Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; kêu gọi đầu tư nhà máy điện gió tại huyện đảo Cô Tô; hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, trụ sở làm việc tại các xã đảo, huyện đảo nơi có tiềm năng về bức xạ...
Quảng Ninh đang hướng tới nghề nuôi biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển, giữ gìn nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế bền vững giúp người dân ven biển ổn định cuộc sống luôn được địa phương quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp hiệu quả.