Rà soát, phân bổ nguồn vốn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế

Minh Hoa|08/06/2022 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chính phủ giao Bộ Y tế thống nhất mục tiêu, tiêu chí lựa chọn dự án tham gia Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP ngày 7/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Tổ công tác rà soát, hoàn thiện phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu Bộ Y tế bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 640/QĐ-TTg ngày 24/5/2022, ý kiến của các đại biểu dự họp để dự thảo văn bản, gửi xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó hoàn thiện văn bản, gửi các Bộ, địa phương làm căn cứ rà soát, đề xuất dự án.

Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ quan, địa phương để thống nhất mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn dự án tham gia Chương trình.

Theo Quyết định số 640/QĐ-TTg ngày 24/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác rà soát, hoàn thiện phân bổ nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc Bộ Y tế và các Bộ liên quan theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng bộ, phối hợp chặt chẽ rà soát, hoàn thiện phương án phân bổ vốn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Minh Hoa

Bài liên quan
  • IPCC công bố báo cáo về Giảm thiểu biến đổi khí hậu
    Moitruong.net.vn – Phiên họp thứ 56 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC vừa thông qua Bản tóm tắt Báo cáo Giảm thiểu biến đổi khí hậu, trong đó, nhấn mạnh: Thế giới sẽ tiếp tục đà ấm lên đến 3,2°C vào năm 2100 nếu không tăng cường các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Từ nay đến năm 2030, đầu tư hàng năm cho giảm thiểu cần lớn hơn từ 3 – 6 lần mức hiện tại trên tất cả các lĩnh vực để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rà soát, phân bổ nguồn vốn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế