Mặt khác, ảnh hưởng đến vùng biển và sinh vật biển, có khi là cả chuỗi thức ăn của con người và thực trạng lạm dụng sử dụng đồ nhựa, hiện đang là vấn đề nóng hổi. Thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nylon mỗi ngày và hàng triệu túi nylon được sử dụng thải ra môi trường hàng ngày.
Vấn đề trên cho thấy, hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy.
Bên cạnh đó, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm địa du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Có thể kể đến tại Hải Phòng, ở các khu vực biển thuộc Cát Bà mỗi ngày công nhân đều thu gom lượng lớn rác thải trôi nổi khắp mặt vịnh, các bãi tắm; bãi biển Đồ Sơn, những chai nhựa, túi nilon… theo sóng trôi dạt dọc bãi cát vàng, làm mất mỹ quan khu du lịch…; bên cạnh đó chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ trôi nổi của người dân trên biển.
Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các bãi biển hiện nay ở Việt Nam. Chính sự thiếu ý thức của con người đã biến những địa điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường sống.
Chùm ảnh dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về rác thải nhựa đang giết biển từng từng giờ, từng ngày, đe doạ ngày càng rõ tới sự sống của con người:
Hà An (T/h)