Mới đây, tại Hội thảo Mô hình quản lí và công nghệ xử lí chát thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Tổng cục Môi trường thông tin, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 38.000 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày.
Khối lượng chất chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên toàn quốc trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Đặc biệt, tại một số đô thị tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị.
75% chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 85,5% và tại khu vực ngoại thành của các độ thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng phát sinh.
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng phát sinh. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đo hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa.
Hiện nay có đến 75% chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp, trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm không khí, hoặc thu hút động vật ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng xung quanh.
Ngoài ra, trên cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lí chất thải thành phân hữu cơ; một số áp dụng phương pháp đốt. Một số hộ ở cấp xã tư tiêu hủy chất thải tại gia đình bằng các hình thức chôn lấp, làm chất độn chuồng và đốt thủ công ngay trong vườn nhà.
Tổng cục Môi trường cho biết, hiện nay công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được đầu tư đồng bộ các trạm trung chuyển tại các đô thị lớn; kinh phí đầu tư hạn chế; chậm trễ trong việc thực hiện đầu tư, thiếu kinh phí bồi thườn giải phóng mặt bằng; phần lớn bãi chôn lấp tại địa bàn các huyện ở các độ thị nhỏ thường là các bài không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường…
Trong khi đó, công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương còn gặp nhiều vướng mắc. Đơn cử, hoạt động thu gom, vận chuyển một số địa phương còn mang tính chất cộng đồng nên chưa thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ. Cơ chế thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn thiếu và chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư thu gom, xử lí chất thải rắn.
Hiện mức thi phí vệ sinh tại đô thị từ 4.000-6.000 đồng/người/tháng, với mức thu này chỉ bù đắp khoảng 20% chi phí thu gom, vận chuyển chất thải răn sinh hoạt. Phí vệ sinh từ hộ gia đình còn thấp chỉ bù đắp được một phần chi phí thu gom, vận chuyển, ngân sách địa phương còn bù đắp phần còn lại đối với thu gom, vận chuyển.
Mới đây, tại Nghị quyết số 09 ngày 3-2-2019 của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về CTR. Bộ này đang rà soát các bất cập về cơ chế chính sách, đề xuất hướng sửa đổi phù hợp.
Hà An (T/h)