Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 3 lần

Minh Khuê|19/03/2024 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Từ đầu năm 2024 cho đến ngày 15/3, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Ngày 18/3, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết. Số mắc trung bình từ 17-24 ca/tuần.

Như vậy, từ đầu năm 2024 cho đến ngày 15/3, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thành phố cũng có 5 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện tại, tất cả các ổ dịch đã kết thúc.

sot-xuat-huyet.jpg
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 3 lần

Cũng theo CDC thành phố, trong số các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, dẫn đầu là quận Đống Đa với 81 ca, tiếp đến là Hà Đông 58 ca, Hoàng Mai có 43 ca, Hai Bà Trưng có 32 ca, quận Bắc Từ Liêm và huyện Chương Mỹ mỗi nơi có 29 ca, quận Thanh Xuân có 25 ca…

Theo điều tra dịch tễ học, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10. Đỉnh điểm của dịch bệnh này có thể xảy ra vào tháng 10, 11. Thế nhưng, những năm gần đây, bệnh xuất hiện từ rất sớm, ngay từ đầu năm.

Các chuyên gia y tế cho rằng, đặc điểm và độc lực của vi rút gây bệnh sốt xuất huyết hiện nay không có gì bất thường hay khác so với các năm trước. Tuy nhiên, nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện từ sớm và gia tăng là do công tác phòng, chống dịch ở một số nơi chưa quyết liệt. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ yếu tố thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm, mưa nhiều - những yếu tố thuận lợi để muỗi phát triển.

CDC Hà Nội dự báo, trong thời gian tới, có thể vẫn sẽ ghi nhận bệnh nhân. Do đó, người dân không được chủ quan.

Trước thực tế trên, Sở Y tế thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn năm 2024, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ của các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh phù hợp tình hình thực tế; bố trí sẵn sàng lực lượng tại chỗ, lực lượng tăng cường theo các cấp độ dịch bệnh tại địa phương....

Bài liên quan
  • Đề xuất tăng kinh phí chi cho khám chữa bệnh BHYT
    Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh giảm số kinh phí phân bổ dành cho quản lý, chuyển sang chi trực tiếp cho khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, góp phần giảm tỷ lệ chi tiền túi cho chăm sóc y tế của của người dân, qua đó tạo niềm tin và thu hút người dân tham gia BHYT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 3 lần