Tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu

Hồng Hạnh(t/h)|12/12/2016 16:06
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(moitruong.net.vn)

(moitruong.net.vn) – Vào dịp cuối năm, do nhiều yếu tố bất lợi của thời tiết dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm. Trước tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị số 10400/CT-BNN-QLCL về tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và lễ hội Xuân 2017.

Phát động “Tết trồng cây” nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017

Quảng Nam: Các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y. Chính quyền cơ sở, hệ thống thú y địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời, hiệu quả dịch bệnh khi mới phát sinh; Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ ngăn chặn lây lan dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Đặc biệt kiểm soát ngăn chặn vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp qua biên giới. Đảm bảo chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và không để xảy ra bùng phát dịch trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

tang-cuong-cong-tac-vsat-tp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo và cán bộ tăng cường công tác trực ban, phối hợp chặt chẽ với địa phương giám sát sinh vật gây hại để phát hiện, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng, chống kịp thời. Chú trọng các sinh vật gây hại chính như các tỉnh phía Nam tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy; Huy động lực lượng ra quân phòng chống chuột, tập trung trước và đầu vụ sản xuất; Theo dõi và phòng chống rầy tại các tỉnh Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Theo dõi và phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu; Bệnh sươmg mai, thán thư trên cây nhãn, vải và các sinh vật hại chính trên cây công nghiệp cây ăn quả khác…

Tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả. Tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ các quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Hướng dẫn người dân nhận biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn, địa chỉ bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn.

Tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp tết (thịt, giò chả, thủy sản, rau, quả…) để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người dân được biết, tránh sử dụng.

Hồng Hạnh(t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.