Một vài món ăn thường xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh và cần lưu ý những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cần tránh nếu không muốn gặp xui xẻo.
Một số điều nên tránh trong ngày Tết Đoan Ngọ
Kiêng vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.
Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.
Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.
Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, với mong muốn xua đuổi vận xui, nhiều người sẽ tắm bằng nước đun lá thiên nhiên như lá tía tô, bồ kết, lá sả,… Hương thơm từ các loại lá thiên nhiên cũng mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn, thanh lọc cơ thể.
Sau khi ngủ dậy, người lớn nên uống một ít rượu hoặc ăn cơm nếp rượu. Theo dân gian, đó là cách khiến sâu bọ say, sau đó diệt sâu bọ bằng thức ăn như mận, vải, bánh tro,…
Khi chuẩn bị đồ cúng, lễ cúng và các đồ cúng trong tết Đoan Ngọ khá đơn giản, chỉ cần hoa quả, chè xôi, rượu nếp…
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có khác biệt theo vùng miền. Người miền Bắc sẽ chuẩn bị thêm hương hoa, vàng mã, rượu nếp trắng, bánh tro (gio), xôi chè.
Còn với người miền Trung sẽ cúng thêm thịt vịt. Người miền Nam sẽ chuẩn bị thêm vài loại bánh như bánh ú, bánh trôi nước…
Lâm Minh