Tháng 8 khả năng xuất hiện 1-2 xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông

Ngọc Ánh (t/h)|02/08/2020 05:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Cơ quan dự báo khí tượng nhận định, có khả năng xuất hiện 1-2 xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông, hiện tại vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 2.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, trong tháng Tám này có khả năng xuất hiện 1-2 xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực biển Đông, hiện tại vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 2.

Theo nhận định, trong tuần đầu của thời kỳ dự báo, hoạt động MJO ngăn cản đối lưu trên khu vực biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương, làm giảm khả năng hình thành và phát trển các xoáy thuận nhiệt đới.

Theo cơ quan KTTV quốc gia, trong thời kỳ dự báo, tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện từ 2-3 đợt mưa dông, tập trung trong thời kỳ cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Tuy nhiên, trong khoảng 10 ngày đầu của thời kỳ dự báo, ở các tỉnh trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng; trong đó, tại các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có nhiều ngày nắng nóng gay gắt.

Nhiệt độ trung bình trong cả thời kỳ trên hầu khắp các khu vực của cả nước đều cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,50C; trong đó, tại khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Trung Bộ có thể cao hơn từ 1,5 – 2,50C.

Bão có thể hình thành trên Biển Đông vào nửa đầu tháng 8.

Dự báo từ ngày 1-10/8 tới cụ thể như sau: Từ ngày 1-4/8, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung xảy ra một đợt mưa to đến rất to và gió mạnh, nguy cơ cao gây ra ngập úng vùng trũng thấp, sạt lở đất đá ở khu vực vùng núi; khu vực Trung và Nam Trung Bộ cũng có mưa dông nhưng lượng không lớn.

Từ sau ngày 7/8 mưa giảm, chỉ còn tập trung ở khu vực vùng núi Bắc Bộ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to trong những ngày đầu tháng, sau có mưa dông rải rác về chiều và tối.

Nhiệt độ trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 70-100%, có nơi trên 100% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ ngày 11-20/8 tới, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15-25%; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,00 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Thời kỳ từ ngày 21-31/8, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15-25%. Nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc ở mức cao hơn khoảng 0,5-1,00 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xu thế nhiệt độ trung bình trong tháng Tám này phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Cụ thể, tại Bắc Bộ nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,5-1,00 độ C so với giá trị trung bình nhiều năm. Tại Trung Bộ nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0,5-1,5 độ C so với giá trị trung bình nhiều năm. Tại Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,00 độ C.

Về lượng mưa, tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn từ 20-30%; riêng khu Đông Bắc Bắc Bộ cao hơn từ 30-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại Trung Bộ tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc Trung Bộ ở mức cao hơn từ 20-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ tổng phổ biến xấp xỉ so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Với số liệu thống kê này đã cho thông tin ban đầu về diễn biến mùa lũ năm nay. Từ đó, cơ quan khí tượng cho rằng có cơ sở để nhận định về tính phức tạp theo hướng lũ lớn trên các hệ thống sông trong mùa lũ năm nay và năm 2021.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tháng 8 khả năng xuất hiện 1-2 xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.