– Trước mùa mưa lũ năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo đảm bảo an toàn cho hàng trăm hồ chứa nước và đập thủy lợi trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh.
>>> TP. HCM: Chỉ số bụi không khí vượt quá mức quy chuẩn nhiều lần
>>> Phát triển thủy điện gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái
Trong đó, có 131 hồ chứa không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ năm 2019, nằm trên địa bàn 16 huyện, thị xã, gồm 124 hồ chứa đã báo cáo mất an toàn trong năm 2018, 7 hồ chứa mất an toàn trong đợt kiểm tra công trình trước lũ năm 2019.
Cụ thể, có 2 hồ chứa nước lớn trên địa bàn 2 huyện; 15 hồ chứa nước vừa trên địa bàn 8 huyện và 114 hồ chứa nước nhỏ trên địa bàn 16 huyện.
Đối với đập dâng trên địa bàn tỉnh hầu hết là các đập nhỏ có chiều cao đập nhỏ hơn 5m; nhiều đập chưa được kiên cố, dễ bị hư hỏng, cuốn trôi khi có mưa, lũ. Trong đó, có 36 đập dâng tại 6 huyện bị hư hỏng không đảm bảo an toàn sau mùa mưa lũ năm 2018 (Lang Chánh 14 công trình, Ngọc Lặc 13 công trình, Quan Hóa 5 công trình, Như Xuân 3 công trình, Như Thanh 1 công trình).
Đối với các trạm bơm tiêu và tưới hầu hết được xây dựng từ những năm 1980, hệ số tiêu thiết kế thấp, công trình, máy móc, thiết bị lạc hậu và hư hỏng nặng nhưng vẫn chưa được nâng cấp cải tạo do thiếu nguồn kinh phí đầu tư nên hiệu suất bơm kém, tiêu hao nhiều điện năng, diện tích tiêu giảm so với thiết kế.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2019, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho hồ chứa nước và vùng hạ du.
Đồng thời, vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ thiết bị dự phòng bảo đảm vận hành công trình trong mọi tình huống…
Thanh Thảo (T/h)