Thanh Hóa: Nhiều cây gỗ quý dần biến mất trên đất rừng sản xuất

Nguyễn Trường – Sơn Hà|20/11/2022 07:07
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thời gian gần đây trên địa bàn thôn Xuân Thắng xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) xảy ra tình trạng nhiều cây Lim to cứ đột nhiên biến mất khỏi đất rừng sản xuất mà chính quyền sở tại cũng như hạt kiểm lâm không hề hay biết.

Có mặt tại hiện trường theo phản ánh của người dân thôn Xuân Thắng, phóng viên Tạp chí Môi trường và Cuộc sống ghi nhận có khoảng 6 cây lim lớn, đường kính từ 30 - 60cm đã bị cắt bỏ, cưa xẻ và vận chuyển đi, trơ gốc còn tươi mới xen lẫn lá chưa kịp khô.

W_chat-pha-rung-1.jpg
W_thanh-hoa-pha-rung-2.jpg
W_thanh-hoa-chat-go-lim-trai-phep-3.jpg
W_thanh-hoa-go-lim-bi-chat-ha-4.jpg
Gốc 6 cây Lim có đường kính từ 30-60cm đã bị cắt bỏ, trơ gốc còn tươi mới.

Điều đáng nói là hiện trường 6 cây lim “biến mất” được dọn dẹp rất sạch sẽ. Không chỉ thân gỗ được vận chuyển đi mà ngay cả phần ngọn, cành cây cũng không để sót lại một cành nào.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo xã Xuân Cao thì được ông Hà Quảng Vịnh, Phó Chủ tịch UBND xã xác nhận: “Việc gỗ lim bị khai thác trái phép ở thôn Xuân Thắng là có. Sau khi nắm bắt tình hình, chúng tôi đã liên hệ sang bên kiểm lâm để cùng họ đi xác minh, lập biên bản, phối hợp giải quyết”.

W_thanh-hoa-tan-pha-rung-5.jpg
W_thanh-hoa-chat-go-lim-6.jpg
Thêm 2 gốc gỗ lim nhỏ không được đánh dấu xác nhận bị khai thác trái phép

Làm việc với Hạt kiểm lâm Thường Xuân, ông Phạm Thăng Long, Hạt Trưởng Hạt kiểm lâm Thường Xuân chia sẻ: “Sau khi được cán bộ địa bàn báo cáo về vụ việc, tôi đã cử cán bộ pháp chế xuống kiểm tra, xác minh. Trước mắt chúng tôi đang xác minh xem chủ rừng là ai, ai là người khai thác, khai thác có giấy tờ gì không? Nội dung cụ thể tôi đã làm báo cáo gửi lãnh đạo ngành rồi. Kết quả xác minh, hướng xử lý ra sao, chúng tôi sẽ thông tin sau”.

lim2.jpg
Hiện trường 6 cây Lim bị chặt hạ được dọn dẹp sạch sẽ, đến một cành nhỏ cũng không bị sót lại.

Sau khi được phóng viên cung cấp thông tin về việc 6 cây gỗ lim bị chặt hạ và chuyển đi không rõ nguyên nhân xảy ra ở thôn Xuân Thắng, xã Xuân Cao, ông Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân hứa sẽ cử các phòng chuyên môn vào cuộc xác minh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, huyện sẽ xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm”

Được biết, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp; toàn huyện có khoảng 92.000 ha đất có rừng. Với diện tích rừng lớn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm – nông nghiệp, vì thế nhiều đối tượng cũng lợi dụng việc này để phá rừng. Trong thời gian qua, tình trạng phá rừng ở huyện Thường Xuân vẫn diễn ra ở một số nơi, gây bức xúc trong nhân dân, được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. Đặc biệt, ở các địa bàn: Xuân Chinh, Xuân Cao, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Lẹ… tình trạng phá rừng đã diễn ra tương đối nhức nhối với diện tích và số lượng lớn cây rừng bị đốn hạ.

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản có nêu: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng là hộ gia đình gửi bản kê lâm sản đến UBND cấp xã.

Như vậy, khi khai thác rừng trồng là rừng sản xuất, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải gửi bảng kê lâm sản đến UBND cấp xã để giám sát trong quá trình thực hiện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thanh Hóa: Nhiều cây gỗ quý dần biến mất trên đất rừng sản xuất
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.