Thanh Hóa: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề chế biến thủy, hải sản

Thu Hà (T/h)|13/11/2018 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo phản ánh, bấy lâu nay người dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) phải sống trong tình cảnh ô nhiễm từ việc chế biến cá gây ra. Các thôn bị ảnh hưởng nặng nhất là Thượng Hải, Ngoại Hải, Quang Minh, Xuân Tiến… Ghi nhận trên sông Kênh Than, cả một đoạn sông màu vàng xám, có nơi đen sì với đủ các loại rác thải bốc lên nồng nặc.

– Nghề khai thác, đánh bắt và chế biến thủy sản ở Thanh Hóa đã gắn với những người dân ven biển suốt bao đời nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở chế biến thủy, hải sản, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động.

>>> Không còn tình trạng cá chết trên bờ biển Đà Nẵng

>>> Huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh: Công ty sản xuất Minh Phát xả chất thải nguy hại trái phép ra môi trường, cơ quan chức năng ở đâu?

Người dân địa phương cho biết, dòng nước màu như vậy là do chất thải từ các phân xưởng, nhà máy chế biến hấp cá, xay bột cá thải ra. Việc thải ra môi trường đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào vụ cá từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Một người dân thôn Thượng Hải cho biết: “Họ thải trực tiếp ra sông, trong khi chúng tôi sinh sống bên sông nên “hứng trọn”. Cứ đến vụ cá, ngoài giờ đi học là mấy đứa nhỏ phải gửi đến nhà ông bà ở xa bờ sông để… lánh nạn. Ban ngày còn tương đối dễ thở một chút chứ về đêm là mùi bốc lên rất kinh khủng, đặc biệt khi trời oi bức và đứng gió”.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Qua tìm hiểu được biết, hiện trên địa bàn xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) có 5 nhà máy chế biến bột cá, 18 phân xưởng hấp, sấy cá. Tuy nhiên, chỉ có một nhà máy xử lý nước thải tại khu vực phía Bắc cảng cá Lạch Bạng.

Thông tin với báo chí, ông Phạm Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thanh, cho biết địa phương chủ yếu làm nghề khai thác, chế biến hải sản nên các hộ sản xuất, doanh nghiệp có xả nước thải, khí thải ra môi trường và hàng năm đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ chưa có hệ thống xả thải đảm bảo.

Không chỉ tại Hải Thanh, một số xã ở huyện Tĩnh Gia như Hải Châu, Hải Bình… việc quy hoạch, di dời cũng vấp phải tình trạng tương tự.

Vẫn biết việc phát triển chế biến thủy, hải sản là một trong những lợi thế của ngư dân vùng biển, tuy nhiên để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển của doanh nghiệp và lợi ích chung của cộng đồng thiết nghĩ các cấp, các ngành ở Thanh Hóa cần nhanh chóng vào cuộc, triển khai thực hiện để giải quyết nhanh chóng tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Có như vậy, việc phát triển mới thật sự bền vững.

Chính quyền địa phương đã làm việc với những cơ sở chế biến hải sản này, yêu cầu họ phải khắc phục bằng cách xây bể lắng tại các phân xưởng. Riêng việc xây khu xử lý nước thải chung cho cả khu vực còn gặp nhiều vấn đề về thủ tục, kinh phí… nên chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, do nắp cống của đường nước thải đặt ngang bằng mặt đường giao thông nên khi xe đi qua làm vỡ gần hết, khiến nước thải tràn lên mặt đường, gây ô nhiễm. UBND xã đang lên phương án nạo vét cống và đúc lại nắp cống.

Thu Hà (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thanh Hóa: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề chế biến thủy, hải sản
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.