Thanh Hóa phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Sơn Hà|04/04/2024 15:09
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp, trên địa bàn huyện Nông Cống.

Ngày 02/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1297/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống. Vị trí danh giới mỏ đất làm vật liệu san lấp nằm cách trung tâm huyện Nông Cống khoảng 18km về phía Đông - Đông Bắc, diện tích mỏ 8,6ha, tài nguyên dự báo là 950.000m3, khu vực mỏ chưa được thăm dò; chưa cấp phép cho tổ chức, cá nhân nào để hoạt động khoáng sản.

Được biết, giá khởi điểm để xác định tiền đặt trước: 1.622.000.000 đồng, (Bằng chữ: Một tỷ, sáu trăm hai mươi hai triệu đồng). Giá khởi điểm để đấu giá được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R). R = 3%. Bước giá để đấu giá là 0,05%. Tiền đặt trước cho một bộ hồ sơ tham gia đấu giá là: 324.400.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm hai mươi bốn triệu, bốn trăm nghìn đồng). Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.

W_mmm.jpg
Ảnh  minh họa

Trường hợp trúng đấu giá, khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc và nộp vào tài khoản của nhà nước để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, hợp đồng dịch vụ đấu giá: giao Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và ký hợp đồng dịch vụ đấu giá theo thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trước và sau cuộc đấu giá; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thực hiện.

Căn cứ phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thực hiện.

Hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản lập và nộp hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản (hợp lệ) trực tiếp tại văn phòng của tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Phí tham gia đấu giá là 8.000.000 đồng/hồ sơ (Bằng chữ: Tám triệu đồng trên một bộ hồ sơ).

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Quyết liệt với vi phạm về môi trường
    Thời gian qua, công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường (BVMT) được tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu xử lý chất thải, hoạt động khai thác khoáng sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thanh Hóa phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản