Thanh Hóa: “Quy hoạch” khai thác nước dưới đất

Hoài Châu – Trọng Sơn|24/03/2023 14:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

khai-thac-nuoc-ngam.jpg
Ảnh minh họa.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 923 /QĐ-UBND ngày 21/3/2023 về việc phê duyệt danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Theo đó, để tổ chức thực hiện quyết định trên, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, ngoài ra sẽ thông báo đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nơi có vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cũng sẽ tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố, lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa sẽ thực hiện định kỳ 5 năm một lần hoặc trong những trường hợp cần thiết, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc rà soát, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định việc điều chỉnh, bổ sung vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế.

Tiếp đến, UBND tỉnh Thanh Hóa giao các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến việc hạn chế khai thác nước dưới đất và đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định. Các đơn vị này sẽ phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác rà soát, điều chỉnh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác nước dưới đất thuộc lĩnh vực quản lý. Ngoài ra các đơn vị này phải phối hợp quản lý, giám sát trong quá trình lập các quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng các dự án, đề án thuộc lĩnh vực ngành có hoạt động khai thác nước dưới đất đảm bảo phù hợp với quy định về việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Đối với các địa phương trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho các UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc công bố danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; tuyên truyền, phổ biến việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn phụ trách.

UBND các địa phương cũng sẽ thực hiện việc giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ. Ngoài ra, hằng năm UBND các địa phương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn cho Sở Tài nguyên và Môi trường; định kỳ rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thuộc địa bàn quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đối với các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến công trình khai thác và hoạt động khai thác của công trình theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc khoanh định các vùng hạn chế khai thác theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.

Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định phương án, lộ trình thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất (nếu có) đối với công trình khai thác nước dưới đất của mình theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất cần thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt.

Được biết, trước thực trạng một số địa phương đã và đang áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất chưa phù hợp với thực tế. Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, gấp rút triển khai việc khoanh định, công bố danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Theo ghi nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế tại một số địa phương hiện vẫn đang áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất chưa phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố hiện vẫn chưa triển khai việc khoanh định, công bố danh mục “vùng hạn chế khai thác nước dưới đất” theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố chưa phê duyệt danh mục “vùng hạn chế khai thác nước dưới đất” cần khẩn trương tổ chức triển khai việc khoanh định, công bố danh mục vùng này đồng thời xây dựng, phê duyệt phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ triển khai công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Bài liên quan
  • Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước
    Phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, sáng 22/3 (giờ địa phương), diễn ra tại New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Chúng ta phải thiết lập một chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước, đặc biệt là nước xuyên biên giới theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, hợp lý, tôn trọng quyền và lợi ích của các nước trong lưu vực”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: “Quy hoạch” khai thác nước dưới đất