Thanh Hóa: Sẽ kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của 67 cơ sở sản xuất, chế biến đá trong năm 2024

Nguyễn Trường|14/04/2024 17:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản năm 2024 đối với 67 cơ sở khai thác, chế biến đá (đá vôi, đá spirit, đá bazan, đá sét) làm vật liệu xây dựng thông thường, đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Nội dung kiểm tra gồm các hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường có liên quan như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, kiểm tra thực tế việc thực hiện các nội dung, các cam kết theo hồ sơ môi trường đã được phê duyệt. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau kiểm tra của các cơ sở ban hành năm 2021, 2022, 2023; đảm bảo các kết luận, quyết định xử lý được thực hiện nghiêm, đúng quy định. Lấy mẫu nước thải sau xử lý, không khí xung quanh khu vực khai thác để đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải của cơ sở khai thác khoáng sản được kiểm tra. Kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường theo quy định. Lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra tại các cơ sở.

anh-1.jpg
Thời gian kiểm tra sẽ kéo dài từ tháng 5/2024 đến hết tháng 11/2024

Việc kiểm tra các đơn vị khai thác mỏ, khai thác khoáng sản nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn; các giải pháp xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của các sở, ngành, địa phương. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

anh-2.jpg
Công tác BVMT trong khai thác, chế biến đá đang  còn bị nhiều doanh nghiệp xem nhẹ (ảnh: 1 doanh nghiệp khai thác đá có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề đá Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang, yêu cầu công tác kiểm tra phải thực hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch. Việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lắp, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động của cơ sở được kiểm tra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động kiểm tra đối với doanh nghiệp của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/6/2017 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thanh Hóa: Sẽ kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của 67 cơ sở sản xuất, chế biến đá trong năm 2024
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.