Thẻ vàng IUU làm giảm kim ngạch xuất khẩu hải sản

Hoàng Linh (T/h)|12/09/2018 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 23/10/2017, EU chính thức đưa ra cảnh báo thẻ vàng IUU đối với Việt Nam. Nguyên nhân mà EU đưa ra là những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Điều này ảnh hưởng xấu tới tới tình hình xuất khẩu hải sản sang EU.

(Moitruong.net.vn) – XK hải sản từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng, nhưng mức tăng đã giảm so với những năm trước. Mà nguyên nhân quan trọng là tác động của thẻ vàng IUU.

»»» Nga ký hiệp định liên chính phủ xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Uzbekistan

»»» Đà Lạt: Quyết liệt ngăn chặn tình trạng “rau, củ lạ”

Tăng trưởng XK hải sản bị giảm, có nguyên nhân quan trọng từ thẻ vàng IUU

VASEP nhận định: “Có thể thấy thẻ vàng IUU làm giảm xuất khẩu thủy sản khai thác của Việt Nam sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm, tác động đến kết quả xuất khẩu hải sản nói chung”.

Theo đó, xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU.

Các sản phẩm hải sản của Việt Nam được xuất khẩu sang 177 thị trường trên thế giới. Trong đó, EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong 5 năm qua. Giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU trong giai đoạn này dao động từ 350 – 400 triệu USD/năm, chiếm 16 -17% tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam.

Tính đến hết tháng 7, tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so với cùng kỳ năm năm ngoái và có xu hướng tăng trưởng chậm lại qua từng tháng.

Trong khi đó, xuất khẩu hải sản sang EU có chiều hướng giảm sâu và liên tục từ khi Việt Nam bị nhận thẻ vàng. Giá trị xuất khẩu hải sản sang EU giảm xuống còn 12-15% tổng xuất khẩu hải sản của cả nước trong giai đoạn này.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, trừ tháng 12/2017, 2/2018 và 4/2018.

Đối với xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU giảm sâu từ 9 – 40%. Tổng giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang EU trong 7 tháng đầu năm nay đạt 46 triệu USD, giảm 27%, chiếm 13%.

Nhìn chung, việc EC rút thẻ vàng IUU với hải sản Việt Nam đã gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu sang thị trường EU, thậm chí có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền tại nhiều thị trường xuất khẩu khác. Trước mắt lượng hải sản xuất khẩu sang EU sẽ giảm. Về lâu dài, các khách hàng ở EU sẽ có tâm lý e ngại sản phẩm của Việt Nam và có thể ngừng mua hải sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, với việc bị rút thẻ vàng IUU, hải sản của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng từ các thị trường xuất khẩu khác. Các thị trường này có thể sẽ áp dụng các chương trình kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với các nước bị thẻ vàng.

Trước tình hình đó, để giữ được thị trường EU, ngoài những nỗ lực chống khai thác IUU từ trung ương tới các địa phương, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chuẩn bị giấy xác nhận nguồn gốc một cách trung thực, khách quan đối với tất cả những lô hàng hải sản xuất khẩu sang châu Âu, để tạo niềm tin của thị trường này đối với hải sản Việt Nam.

Hoàng Linh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thẻ vàng IUU làm giảm kim ngạch xuất khẩu hải sản
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.