Chính Bộ trưởng Bộ Môi trường Maildives, Aminath Shauna, thừa nhận điều này. “Trừ khi hành động khẩn cấp được thực hiện để kiềm chế cuộc khủng hoảng khí hậu, quần đảo Ấn Độ Dương gồm hơn 1.000 hòn đảo có thể bị chìm dưới nước vào năm 2100”, bà bổ sung.
Quốc gia này nằm ở độ cao trung bình chỉ một mét so với mực nước biển, khiến gia tăng mực nước biển và các kiểu thời tiết không thể đoán trước là mối đe dọa trong tương lai gần đối với sự sống trên các đảo san hô.
Trong khi sự sống còn của Maldives vẫn phụ thuộc vào việc hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, phần lớn trong số 540.000 công dân của đất nước dựa vào du lịch như một nguồn thu nhập chính của họ.
Ngành công nghiệp du lịch tạo ra khoảng 8% lượng khí thải CO2 hàng năm trên toàn cầu – một con số dự kiến sẽ tăng 4% mỗi năm.
Thực tế này là cơ sở cho nghịch lý mà người dân trên đảo ngày nay phải đối mặt: một cuộc chiến để tồn tại trong cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời vẫn phải dựa vào đóng góp của một ngành công nghiệp đang tạo ra khủng hoảng khí hậu.
Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho biết tất cả 200 hòn đảo có người ở của Maldives có thể bị nhấn chìm vào năm 2100. Ảnh: Getty
Các rạn san hô suy giảm
Maldives có khoảng 2.500 rạn san hô, khiến chúng trở thành hệ sinh thái chủ đạo được tìm thấy trên khắp quần đảo.
Khi nhiệt độ đại dương tăng lên, tảo cộng sinh trong san hô chuyển sang màu trắng – một quá trình được gọi là tẩy trắng. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức sống của toàn bộ rạn san hô.
“Hơn 60% san hô ở Maldives đã bị tẩy trắng”, theo một bài báo của Guardian.
Ismail Hisham, một cư dân sống tại Baa Atoll, cho biết: “Là một người dân địa phương sống ở đây, tôi lo lắng về sức khỏe của các rạn san hô và sinh vật biển của chúng tôi. Tôi rất tự hào về vẻ đẹp của san hô nhưng đồng thời chúng ta cũng nên bảo vệ nó cho các thế hệ mai sau”.
“Điều chúng tôi hy vọng đạt được là cố gắng và bảo tồn đa dạng sinh học nhiều nhất có thể”, Aya M Rahil, một nhà sinh vật học biển tại Viện Coral ở Maldives, nói.
Maldives hiện dành 50% ngân sách quốc gia cho các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như xây dựng các bức tường biển để bảo vệ các rạn san hô.
Chỉ riêng trong năm 2019, 1,7 triệu người đã đến thăm quần đảo này, đóng góp hơn 56% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia.
Nhưng đại dịch Covid-19 đã kéo theo những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, làm suy tàn ngành du lịch và thu hẹp nền kinh tế hơn 30%.
James Ellsmoor nói: “Vấn đề lớn trong hai năm qua là phần lớn thu nhập quốc dân phụ thuộc vào du lịch. Với một lượng lớn thu nhập từ du lịch, hiện Maldives không còn tiền để ứng phó với khủng hoảng khí hậu”.
Vân Khánh