Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng

Thu Hòa|26/12/2022 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày 26/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12/2022. Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ 9- cũng là phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật cuối cùng trong năm 2022.

phien-hop-chinh-phu.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12/2022.

Tham dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình, Chính phủ sẽ cho ý kiến đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; đề nghị xây dựng các luật: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chúng ta đang tích cực triển khai 3 trụ cột trên con đường xây dựng CNXH: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, là trọng tâm ưu tiên được Chính phủ tập trung đầu tư, quyết liệt tổ chức thực hiện. Năm 2022, Chính phủ tổ chức 9 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, chính sách, cho ý kiến, thông qua đối với 40 dự án, đề nghị xây dựng luật, số lượng phiên họp, dự án, đề nghị luật nhiều nhất trong những năm qua. Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ 9- cũng là phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật cuối cùng trong năm 2022.

Tại 9 phiên họp này, Chính phủ cho ý kiến, thông qua 40 dự án, đề nghị xây dựng luật. Chính phủ đã trình Quốc hội 20 dự án luật, 13 dự án luật đã được Quốc hội thông qua và 7 dự án luật đang được Quốc hội cho ý kiến.

Đến tháng 11/2022, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, chính sách. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản như Công văn 301/TTg-PL ngày 6/4/2022, Công điện 805/CĐ-TTg ngày 11/9/2022..., trong đó có nội dung chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền. Đến thời điểm này của năm 2022, Chính phủ đã ban hành 101 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 28 Quyết định quy phạm pháp luật.

Riêng trong lĩnh vực chuyển đổi số, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 16 văn bản trong năm 2022 (gồm 4 Nghị định, 1 Nghị quyết của Chính phủ và 10 Quyết định, 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ).

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận đánh giá cao các bộ, ngành, cơ quan đã tích cực, nỗ lực, trách nhiệm trong việc chuẩn bị, xây dựng, trình các đề nghị, dự án luật trong năm 2022.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp; nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế, những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có luật, hoặc đã có quy định của luật nhưng thực tiễn đã vượt qua.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đã có bước chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp, ngày càng chuyên nghiệp, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều vấn đề cần làm để hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển nhanh, bền vững, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Việc xây dựng các Luật nhằm tháo gỡ nút thắt mà thực tiễn đặt ra; những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định điều chỉnh; vấn đề thực tiễn đặt ra, có quy định song không còn phù hợp. Trước phiên họp này, các dự án luật đã được các bộ, cơ quan chủ trì tập trung dự thảo, tuân thủ các quy trình, quy định.

Tại phiên họp, Chính phủ nghe tờ trình tóm tắt dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; nghe báo cáo thẩm tra các luật, đề nghị xây dựng Luật; đồng thời dành thời gian thảo luật, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội hàm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung vào các dự thảo luật, đề nghị xây dựng luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng