Thừa Thiên Huế: Nhật Bản và Đan Mạch giúp xử lý ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh

H.Đội|02/06/2017 02:31
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sáng 1/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổ chức rà phá bom mìn Đan Mạch (DDG) tổ chức lễ ký biên bản ghi nhớ về dự án “Giảm thiểu nguy cơ bom mìn còn sót lại tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Đại sứ quán Nhật Bản và Quỹ A.P. Møller Support Foundation (Đan Mạch) tài trợ.

lễ ký kết1

Lễ ký biên bản ghi nhớ về Dự án “Giảm thiểu nguy cơ bom mìn còn sót lại tại tỉnh Thừa Thiên Huế”

Dự án “Giảm thiểu nguy cơ bom mìn còn sót lại tại tỉnh Thừa Thiên Huế” có nguồn tài trợ khoảng 1,2 triệu USD (tương đương 27 tỷ đồng) để xử lý các vật liệu nổ còn tồn đọng sau chiến tranh giúp nâng cao an toàn cho con người và phát triển kinh tế –  xã hội tại các cộng đồng bị ảnh hưởng. Thời gian thực hiện dự án trong 2 năm từ năm 2017 -đến năm 2019.

Địa bàn triển khai tại 10 xã của huyện A Lưới và các khu vực được ưu tiên khác theo đề xuất của UBND tỉnh. Dự án sẽ tập trung vào các nội dung và hoạt động, gồm: khảo sát tình trạng ô nhiễm bom mìn tại các xã để đưa ra giải pháp giải quyết các mối nguy hiểm về ô nhiễm bom mìn một cách xác thực và hiệu quả; xử lý vật liệu nổ tại địa bàn đã khảo sát để làm sạch các khu vực nguy hiểm.

Bên cạnh đó, dự án tiếp tục khảo sát, xác định và phân loại các khu vực có vật liệu nổ và thực hiện đánh giá tác động sau rà phá, xử lý vật liệu nổ; nâng cao năng lực trong quản lý thông tin và kết nối các kế hoạch hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cám ơn sự giúp đỡ của Đại sứ quán Nhật Bản, Quỹ A.P. Møller Support Foundation (Đan Mạch) và tổ chức DDG trong việc tài trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả của chiến tranh, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

                                                                                    H.Đội

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Nhật Bản và Đan Mạch giúp xử lý ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh