Thừa Thiên Huế: Nữ sinh làm giấy chống thấm thay thế túi nylon từ bã mía, vỏ tôm thừa

Ngọc Linh (t/h)|29/10/2019 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hơn 1 năm nghiên cứu với nhiều lần thất bại, hai nữ sinh Thừa Thiên Huế chế tạo Ly giấy, túi giấy hay thậm chí là túi xách làm từ bã mía, vỏ tôm.

Ly giấy, túi giấy hay thậm chí là túi xách từ bã mía là những thành quả sau vô vàn thất bại của hai nữ sinh Mai Cao Kỳ Duyên và Ngô Thị Diễm Thúy (học sinh lớp 11, trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Duyên cho biết, trên thị trường có hai loại túi phổ biến gồm túi ni lông và túi giấy. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các sản phẩm từ giấy là thấm nước và dễ rách, còn đồ nhựa, nilon gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Ban đầu, nhóm có ý tưởng làm giấy từ rơm rạ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, các bạn nhận thấy giấy từ rơm rạ rất phổ biến trên thị trường.

Một lần đi uống nước mía cùng bạn bè, thấy bã mía bị người dân vứt ra đường, ruồi muỗi bâu kín, Duyên và Thúy tự hỏi sao không dùng nó làm giấy, bớt đi một loại rác thải. Hai em lên mạng tra cứu cách làm giấy truyền thống và tham khảo ý kiến của cô giáo dạy hóa học ở trường rồi đưa ra quy trình sản xuất giấy.

Để có nguồn nguyên liệu làm giấy lâu dài, hai nữ sinh tìm đến các quầy nước mía ở phường Phú Bài thu gom bã mía đem về phòng thí nghiệm của trường để thực hành, nghiên cứu.

“Vì bã mía vẫn còn đường nhiều, tụi em rửa sạch rồi đun sôi trong 30 phút để loại bỏ hết đường. Bã mía được làm khô, khử hóa chất cho mềm ra và xay nhuyễn để tạo ra bột giấy. Sau đó là khâu khử màu cho bột giấy trắng”, Duyên nói về quy trình làm giấy.

Làm ra giấy từ bã mía song hai nữ sinh không hài lòng vì giấy không khác gì so với giấy thông thường bán ngoài thị trường. Hai nữ sinh muốn giấy làm ra phải chống thấm để thay thế túi nylon, ly nhựa, đang là nỗi lo của toàn cầu.

Qua tham khảo ý kiến của thầy cô và mạng Internet, Duyên và Thúy nhận thấy vỏ tôm cua có thể chế tạo ra hỗn hợp chitosan (màng tinh bột), vừa có khả năng chống nước, vừa có độ bền cao. Hai cô gái lại tiếp tục ‘hành trình’ xin vỏ tôm, cua vứt đi tại các nhà hàng, quán nhậu ở địa phương.

Ly giấy làm từ bã mía của hai nữ sinh Huế. Ảnh: Khám Phá

Vỏ tôm, cua sau khi đưa về sẽ được lọc sạch phần thịt rồi dùng hóa chất khử hết các thành phần protein, khoáng, màu. Nhiều lần điều chế bất thành,cuối cùng hai em thu được chitosan đặc dẻo vừa ý.Hỗn hợp chitosan sau đó được phủ lên lớp giấy từ bã mía giúp loại giấy này chống thấm nước, có độ bền như bìa carton.

Mất gần một năm nghiên cứu với hàng chục cuộc thí nghiệm thất bại, hai bạn đã tạo ra nhiều sản phẩm như lồng đèn, túi giấy, ly giấy,ống hút, các hộp đồ dùng… Sản phẩm có thể sử dụng để làm vật liệu bao bì, thay thế các ly nhựa, túi ni lông…

Kết quả kiểm định của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm – Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Tinh bột -PVAc -Na2B4O7 (Natriborat)” đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, có khả năng phân hủy tốt, nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng thực phẩm.

Trong khi đó, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Chitosan” không những đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc thực phẩm, mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, không phát hiện bào tử vi nấm, độc tố Aflatoxin nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng và bảo quản thực phẩm. Đây là những sản phẩm an toàn và rất thân thiện với môi trường.

Túi giấy thân thiện với môi trường. Ảnh: Khám Phá

Kết quả kiểm định của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm – Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Tinh bột -PVAc -Na2B4O7 (Natriborat)” đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, có khả năng phân hủy tốt, nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng thực phẩm.

Trong khi đó, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Chitosan” không những đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc thực phẩm, mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, không phát hiện bào tử vi nấm, độc tố Aflatoxin nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng và bảo quản thực phẩm. Đây là những sản phẩm an toàn và rất thân thiện với môi trường.

Cầm trên tay chiếc túi giấy làm từ bã mía, Duyên mong muốn rằng, đề tài của nhóm sẽ được ứng dụng vào sản xuất công nghiệp với quy mô lớn để mang những sản phẩm thân thiện này thay thế phần nào đó chất thải nhựa đang nóng bỏng trên toàn cầu.

Nói về đề tài của hai em học sinh, Th.S Hoàng Minh – Hiệu trưởng trường THPT Phú Bài, nhận xét hai em học sinh Duyên và Thúy thông minh, kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu rất chắc, hiểu cách thực hiện đề tài khoa học.

“Đề tài của hai em có tính thực tiễn rất tốt ở chỗ có thể đáp ứng việc thay thế túi ni lông, nhựa. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp liên hệ để chuyển giao đề tài, thương mại hóa sản phẩm, nhân rộng vào cuộc sống”, Th.S Minh cho biết.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thừa Thiên Huế: Nữ sinh làm giấy chống thấm thay thế túi nylon từ bã mía, vỏ tôm thừa
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.