Tỉ lệ bệnh nhân mắc stress, trầm cảm gia tăng trong đại dịch

Minh Anh|08/07/2021 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trong cuộc sống hiện tại đã tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn.

Stress, trầm cảm, lo âu, thậm chí mắc bệnh rối loạn cảm xúc, tâm thần… là những hậu quả về mặt sức khỏe của con người trước đại dịch Covid-19. Đặc biệt, những người từng phải thực hiện cách ly y tế hay điều trị Covid-19 gặp không ít sang chấn về mặt tâm lý.

Tại khu cách ly, các đối tượng cách ly, những người phục vụ, người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý, do đó dễ mắc các rối loạn về tâm thần.

Ảnh minh họa

COVID-19 gây tổn thương não:Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, 30% bệnh nhân mắc COVID-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Mắc COVID-19 thể càng nặng các rối loạn tâm thần càng tăng. Một số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện giảm trí nhớ, một số ảnh hưởng đến trí tuệ như sa sút trí tuệ, mức độ không nặng nhưng cũng có nhiều bất lợi. Các tác động trực tiếp của bệnh lý này đối với cơ thể là gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác trong đó có não cũng bị tổn thương.

COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng: Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đối với người bệnh cũng như đối với cộng đồng là gây tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong, nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính… Những trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ; những người trong gia đình mắc bệnh; sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh … Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.

Covid-19 ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần của tất cả mọi người, vì vậy khi có một vài biểu hiện nên đi khám. Thí dụ như rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…

Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì. Có người có thể thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Ngoài ra, có người có trạng thái hay gặp lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

Để đối phó với tình hình dịch còn diễn biến dài, nếu không tự tìm cách thích nghi, sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần. Vì thế, BS Chung cho rằng, nếu công việc của bạn phải làm việc tại nhà thì cần thu xếp những khoảng thời gian để nghỉ ngơi, cần có thời gian biểu mỗi ngày và thực hiện đúng như vậy. Cần có phòng làm việc đủ yên tĩnh để hoàn thành công việc. Chỉ làm đủ thời gian như ở cơ quan.

Ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày và cũng cần có sự kết nối với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè. Tránh tình trạng 24/7 đọc các tin tức mới trên mạng xã hội sẽ khiến cho bạn mất thời gian và không tập chung vào công việc của mình.

Chống dịch như chống giặc, sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng chuyên gia cùng khuyên không nên quá lo lắng, việc lúc này chúng ta cần làm là tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để tự bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Minh Anh 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tỉ lệ bệnh nhân mắc stress, trầm cảm gia tăng trong đại dịch
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.