Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số

Mai Hạ|24/12/2024 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Vì vậy, trong cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số này, các doanh nghiệp Việt Nam càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt từ khâu quản lý đến công nghệ sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thế giới.

Chiều 23/12, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo “Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (đợt 1).

Thời gian qua, mặc dù có những phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn so với các doanh nghiệp FDI. Do đó, để nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thế giới, các doanh nghiệp càng phải tăng cường áp dụng các giải pháp linh hoạt trong quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để bảo đảm kinh doanh liên tục, nâng cao năng suất lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn hơn nữa.

24-ht.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Linh, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Đây là những công nghệ lõi, công nghệ nền tảng, làm tác nhân chính của cuộc cách mạng chuyển đổi số. AI và IoT nổi bật ở khả năng tạo ra giá trị từ dữ liệu, khi kết hợp, không chỉ tăng cường khả năng tự động hóa mà còn thúc đẩy các sáng tạo mới, tăng hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.

Việc tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam để các doanh nghiệp nắm bắt, triển khai các hoạt động phát triển nhà máy, nâng cao năng lực sản xuất, tham gia, trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế.

Chia sẻ về ứng dụng AI để tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất trong ngành công nghiệp phụ trợ, đại diện của Techvify Software - công ty chuyên tư vấn các giải pháp và triển khai dịch vụ chuyển đổi số cho biết, AI có thể được ứng dụng trong nhận diện khuôn mặt; tăng cường bảo mật; đơn giản hóa quy trình xác thực và bảo đảm tuân thủ, nâng cao hiệu quả trong khu công nghiệp và kho bãi.

Theo dõi tuân thủ bằng AI giúp tự động hóa việc giám sát các quy định và tiêu chuẩn an toàn, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả bằng cách phân tích dữ liệu theo thời gian thực. AI cải thiện quản lý hàng tồn kho bằng cách tự động hóa việc kiểm đếm và theo dõi, điều hướng kệ hiệu quả, và tối ưu hóa không gian lưu trữ.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung trao đổi về một số chủ đề như: vai trò và ứng dụng các giải pháp AIoT trong cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số; nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu; chính sách phát triển dữ liệu đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững; công nghệ 5G - hạ tầng số cốt lõi cho sản xuất công nghiệp.

Bài liên quan
  • 28 cơ quan báo chí chuyển đổi số đạt mức Xuất sắc năm 2024
    Chiều 16/12, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024. Theo đó, có 9,93% đơn vị chuyển đổi số đạt mức xuất sắc, tăng 6,27% so với năm 2023 và đạt 198,6% so với chỉ tiêu năm 2023 đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI cuộc chuyển đổi số kép Xanh - Số
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.