Rùa Hồ Gươm chết vào tháng 1/2016, đến tháng 4 cùng năm, hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam để hỗ trợ việc phục chế xác rùa. Phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao.
Trước đây, phương pháp làm tiêu bản bình thường là mổ nội quan, xử lý hóa chất và sau đó nhồi bông và một vài thứ khác. Nhưng phương pháp nhựa hóa hoàn toàn khác.
Cụ thể, sau khi mổ bụng, đưa hết nội quan ra, giữ lại bộ xương nguyên vẹn và được ngâm vào một loại hóa chất để bắt đầu nhựa hóa. Hóa chất ngấm vào các mô, tế bào và giữ nguyên hình dáng ban đầu.
Tiếp theo, các chuyên gia bắt đầu cho một số loại hóa chất để hút ẩm và sau đó mới bắt đầu tới giai đoạn chế tác tư thế, làm khung. Các phần da được lắp lại vào khung tư thế (được cắt, hàn, buộc cẩn thận), vì vậy hầu hết mọi thứ trên cơ thể “cụ” rùa gần như không khuyết phần nào.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có công nghệ này nên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thuê hai chuyên gia hàng đầu từ Bảo tàng Berlin của Đức.
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thuê hai chuyên gia hàng đầu từ Bảo tàng Berlin của Đức. Cụ rùa có chiều dài 2,08m, rộng 1,08m, nặng 169kg, nên quá trình làm tiêu bản họ rất cẩn trọng và tỉ mỉ. Hai vị chuyên gia người Đức đã xin ông nhiều bức ảnh để phục vụ cho việc chế tác tư thế như thật của “cụ”, đặc biệt là đôi mắt, khâu quan trọng nhất và khó nhất vì mắt thể hiện hồn của mẫu vật.
Sau khi hoàn thành, mẫu rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2 m, rộng 1,1 m. Trước khi bàn giao cho nhà trưng bày của đền Ngọc Sơn, tiêu bản rùa được bảo quản tại Bảo tàng thiên Nhiên Việt Nam với điều kiện nhiệt độ dưới 25 độ C, độ ấm dưới 55%, tủ kính tránh ánh sáng trực tiếp.
Về nơi bảo quan sau này, tủ kính đặt tiêu bản “cụ” được làm bằng kính siêu trắng. Đây là loại kính được dùng cho các dòng xe chống đạn. Kính cường lực, có khả năng chống tia UV, chống phản quang, đem đến cho người quan sát hình ảnh chân thực nhất về mẫu vật, nhất là khi người xem muốn chụp ảnh cũng không bị phản lại ánh đèn, phản hình ảnh của người chụp lên kính.
Ngoài vật liệu kính siêu hiện đại, tủ đặt tiêu bản “cụ” rùa còn có hệ thống hút ẩm với khả năng lọc bào tử phấn hoa, nấm mốc, ngăn ngừa các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến mẫu vật. Phía trên của tủ là dàn lazer lạnh, không ảnh hưởng đến mẫu vật và có thể di chuyển linh động. Tất cả các vật liệu, thiết bị kể trên nhằm giúp mẫu vật được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, đồng thời giúp người xem chiêm ngưỡng mẫu vật một cách trọn vẹn nhất.
Ngọc Anh (t/h)