TP HCM: Đề xuất hộ gia đình tự xử lý rác thải tại nhà

Phạm Huyền (t/h)|02/03/2017 04:28
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

TPHCM theo quy hoạch đến năm 2025 sẽ có 10 triệu dân nhưng kéo theo là phát sinh nhiều vấn đề môi trường nhức nhối như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất… nên rất cần có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khủng hoảng sinh thái, hướng đến thành phố phát triển bền vững.

(Moitruong.net.vn)Đây là đề xuất của một người dân trước thực trạng rác thải vất tràn lan ra môi trường gây ô nhiễm và mất cảnh quan đô thị.

Trên báo SGGP có đưa, theo thống kê của Sở TN-MT TPHCM, trong tổng số 70km chiều dài kênh rạch nội thành, có đến 60% – 70% kênh rạch bị ô nhiễm. Dự kiến đến năm 2020, TPHCM sẽ giải quyết xong 20.000 căn hộ lụp xụp, tạm bợ trên và ven kênh rạch, đồng thời xây dựng các công trình xử lý nước thải cho các lưu vực (hiện mới có 2/12 trạm xử lý nước thải  lưu vực được đầu tư) và cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm nước cho các kênh rạch.

12992797-12

Rác thải đổ tràn lan ra đường

Để nắm bắt tình hình và khắc phục được vấn đề môi trường trên địa bàn thành phốtrong 1 năm vừa qua, sáng 1/3, đoàn kiểm tra công tác tiếp nhận xử lý phản hồi thông tin phản ánh qua đường dây nóng của UBND TP.HCM làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Báo Xây Dựng đưa, sau một năm tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng của TP, Sở TN&MT đã tiếp nhận 177 thông tin phản ánh chủ yếu tập trung đến các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xả thải, mùi hôi, tiếng ồn,…

Trong đó nổi bật có một ý kiến đóng góp của người dân đo là kiến nghị các công trình xây dựng nhà ở đều phải thiết kế thêm bồn đổ chất thải hữu cơ (thức ăn thừa) có gắn máy xay tự động đặt cạnh bồn rửa chén để máy xay nhỏ thức ăn giúp dễ dàng phân hủy, hạn chế tình trạng thức ăn thừa chứa trong túi ni lông gây mùi hôi và túi ni lông cũng được tách riêng ở dạng khô cho dễ vận chuyển và tái chế.

Thêm nữa thành phố nên thực hiện việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại nhà, tiến tới bắt buộc việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải tại các công trình nhà ở. Điều này giúp việc thu gom chất thải chỉ còn mỗi tuần một lần.

Phạm Huyền (t/h)

Bài liên quan
  • Hà Tĩnh triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”
    Với những hoạt động đa dạng, thiết thực nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư, việc triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” đã bước đầu cho thấy những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
TP HCM: Đề xuất hộ gia đình tự xử lý rác thải tại nhà
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.