TS. Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Pasteur TP HCM, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế chỉ đạo như trên khi kiểm tra công tác phòng chống dịch. Ngày 31/1, trong bối cảnh thành phố và Tây Ninh đã phát hiện chủng XBB của Omicron - biến chủng lây lan nhanh hơn tất cả chủng nCoV đã biết.
Đầu ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Với số lượng hành khách đông đảo từ các nơi trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc đến TP.HCM trong dịp Tết, việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh xâm nhập là một khó khăn và vất vả lớn cho cán bộ Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM.
Để đảm bảo các biện pháp chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xâm nhập biến thể mới của SARS-CoV-2 mới vào TP.HCM trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM đã tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đó, các nhân viên làm việc 24/7 để giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Bác sĩ Lương Chấn Quang, Trưởng khoa Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Viện Pasteur TP HCM, nhận định tại sân bay Tân Sơn Nhất hành khách chưa thực hiện thông điệp 2K+ (gồm khẩu trang - khử khuẩn + vaccine), mà chỉ đáp ứng được 1K là khẩu trang.
Ông Quang đề nghị Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM làm việc lại với Cảng hàng không miền Nam để bổ sung dung dịch khử khuẩn ở sân bay tại các điểm khách đến làm việc nhiều, thường xuyên chạm vào vật dụng như mặt bàn, viết; tại các quầy nối chuyến, quầy bán sim hoặc nơi thị thực tại chỗ.
Nhân viên kiểm dịch y tế và cửa khẩu, ông Quang cho rằng cần phải đạt 100% tiêm mũi 4 (mũi nhắc 2) vaccine Covid-19 để ngừa lây nhiễm cho người khác. "Qua kiểm tra sơ bộ, một số nhân viên chưa tiêm mũi 4", ông Quang nói.
Sở Y tế TP HCM, suốt dịp Tết thành phố không ghi nhận ca nghi nhiễm nào qua giám sát khách nhập cảnh tại cửa khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Covid-19 hiện nay thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nguy cơ xâm nhập rất cao, đòi hỏi phải giám sát lâm sàng chặt chẽ và giải trình tự gene virus.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn xem Covid-19 là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Điều lo ngại nhất là sự xuất hiện các biến chủng mới có thể kháng vaccine, kháng thuốc điều trị. Trong 8 tuần qua, hơn 170.000 tử vong vì Covid-19 trên thế giới.