Mạng lưới giao thông là yếu tố quan trọng trong việc hình thành cấu trúc đô thị. Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông là tiền đề tất yếu cho chiến lược phát triển quy hoạch xây dựng đô thị. Quy hoạch mạng lưới giao thông phù hợp với mục tiêu, tính chất và điều kiện thực trạng đô thị sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sự phát triển chung về kinh tế – xã hội. Ngoài ra, mạng lưới đường giao thông còn gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, do đó quy hoạch giao thông rất quan trọng trong thiết kế, tổ chức không gian đô thị, cơ cấu sử dụng đất và mối quan hệ giữa các khu vực chức năng với nhau.
Chính vì thế, Ban Quản lý dự án (DA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) thông tin, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu, đơn vị đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành nhiều công trình trọng điểm.
Ảnh minh họa
Năm 2021 và giai đoạn tiếp theo, chính quyền thành phố cần đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Cụ thể, DA cầu Long Kiểng, UBND huyện Nhà Bè cam kết bàn giao mặt bằng trong tháng 10-2021 và sẽ đưa vào vận hành sau một năm thi công. DA cầu Tăng Long, Nam Lý (quận 9) cũng được UBND quận 9 cam kết bàn giao mặt bằng cuối tháng 12-2021 để công trình hoàn thành sau 10 tháng thi công. Riêng DA mở rộng đường Lương Định Của, UBND quận 2 cam kết có mặt bằng trong quý II-2021 và nâng cấp đường Nguyễn Văn Hưởng cam kết có mặt bằng trong quý I – 2021… để đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục triển khai xây dựng thêm hai cầu bê-tông ở hai bên cầu vượt nút giao thông An Sương hiện nay. Ngoài ra, sẽ triển khai thực hiện các DA mở rộng các tuyến đường chính quanh nút giao này như: Mở rộng quốc lộ 1 lên 120 m cho 10 làn xe trên trục chính và hai làn xe dân sinh ở hai bên đường (hiện nay chỉ bốn làn xe). Ngoài ra, còn mở rộng lộ giới quốc lộ 22 và đường Trường Chinh… với tổng vốn đầu tư khoảng 1.585,8 tỷ đồng. Hiện, TP Hồ Chí Minh đang cân đối nguồn lực để triển khai các DA HTGT trên tinh thần ứng vốn làm trước, hoàn vốn sau.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã chấp thuận chủ trương nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định và phương án xây dựng đường nối liên cảng Cát Lái – Phú Hữu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao An Phúc cùng cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai)… Đồng thời, thực hiện hoàn thành DA phát triển giao thông xanh, đưa vào vận hành khai thác tuyến bus nhanh BRT số 1 (Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt) cuối năm 2021.
UBND TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra định hướng năm 2021, thành phố tiếp tục đầu tư đồng bộ kết nối HTGT và giải quyết tồn đọng các nhóm DA trọng điểm. Cụ thể, đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên); hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương); hoàn thành sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) và nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2).
Ước tính hết năm 2020, TP Hồ Chí Minh xây dựng mới 79 cây cầu, đạt 103,9% so kế hoạch (76 cây cầu); tỷ lệ đất dành cho giao thông so đất xây dựng đô thị ước tính đạt 12,2%; đến cuối năm 2020 mật độ đường giao thông trên diện tích đất toàn thành phố ước đạt 2,19km/km², ước cuối năm 2020 đạt 2,2km/km². Năm 2025, TP Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tỷ lệ đất dành cho giao thông so đất xây dựng đô thị là 15%, mật độ đường giao thông trên diện tích đất đô thị là 2,5km/km².
Trọng Nhân