TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu 80% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế

Minh Anh|10/04/2021 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 nhằm phát huy kết quả đạt được giai đoạn 2011-2020.

Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp ngăn chặn xu hướng tái ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Chương trình đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Phấn đấu đến năm 2030, hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế

Bên cạnh đó, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý tập trung đến năm 2025 đạt gần 60%, hướng tới năm 2030 đạt gần 90%. Mặt khác, phấn đấu giảm 90% ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%…

Chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An); giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2050, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Các bãi chôn lấp cũ của TP (Gò Cát, Đông Thạnh) định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho Thành phố (công viên). Nghiên cứu quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiến tới xóa bỏ các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đông; giảm số lượng, tăng diện tích và công suất của các trạm trung chuyển; giảm điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên đường phố; quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải nằm trên các tuyến đường vành đai của TP, thuận lợi giao thông, xa khu dân cư. Nghiên cứu công nghệ ép kín và xây dựng ngầm các trạm trung chuyển. Có giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn công tác xử lý chất thải của TP. HCM.

Minh Anh 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: Phấn đấu 80% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế