Từ 20/9: Tạm dừng nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo từ các tỉnh của Ba Lan và Hungary vào Việt Nam

Hoàng Linh (T/h)|14/09/2018 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Trước tình hình dịch tả heo đang lây lan rộng trên thế giới, có nguy cơ cao tràn vào Việt Nam, Bộ NN-PTNT vừa ký văn bản tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam.

»»» Đà Lạt: Quyết liệt ngăn chặn tình trạng “rau, củ lạ”

»»» Thẻ vàng IUU làm giảm kim ngạch xuất khẩu hải sản

Công văn nêu rõ, theo Thông báo của Tổ chức Thú Y thế giới (OIE) về tình hình dịch tả lợn Châu Phi tại Hungary, từ đầu năm 2018 đến nay Hunggary đã xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) trên lợn rừng tại 2 tỉnh Heves và Szabolcs-Szatmar-Bereg gây chết 17 con và tiêu hủy 1 con lợn

Tại Ba Lan, từ đầu năm 2018 đến nay Ba Lan đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi tại 5 tỉnh (Warminsko-Mazurskie, Podkarpackie, Podlaskie Mazowieckie, Lubelskie) trên 315 con lợn rừng và 162 con lợn nuôi trong tổng đàn 5440 con.

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh ASF vào Việt Nam, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Việt Nam tạm dừng nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ các tỉnh của Hungary và Ban Lan đang có ASF áp dụng từ ngày 20/9/2018 cho đến khi Hungary và Ba Lan công bố an toàn ASF theo quy định của OIE

Đồng thời, cho phép nhập khẩu vào Việt Nam đối với những lô hàng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ các tỉnh đang có dịch nhưng đã rời cảng xuất hành trước ngày 20/9/2018 và đang trên đường từ Hungary, BaLan đến Việt Nam

Bộ NN-PTNT yêu cầu cơ quan Thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn dịch bệnh nhất là bệnh ASF đối với những lô hàng này.

Từ đầu năm 2018 đến nay tại Hungary đã phát hiện có dịch tả heo trên heo rừng tại 2 tỉnh và tại Ba Lan đã phát hiện có dịch tả heo châu Phi tại 5 tỉnh trên hơn 5.440 con heo rừng và heo nuôi.

Hoàng Linh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Từ 20/9: Tạm dừng nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo từ các tỉnh của Ba Lan và Hungary vào Việt Nam
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.