“Sở dĩ xảy ra hiện tượng trên là do ngoài khơi đảo Luzon (Philippines) đang có một vùng áp thấp hoạt động. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Hoa Kỳ, vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành bão trong 2 đến 3 ngày tới.
Cường độ cơn bão phía ngoài mạnh hơn cơn bão đang hình thành trong Biển Đông nước ta tạo thành tương tác bão đôi. Cơn bão mạnh sẽ hút cơn bão yếu quay ngược trở ra nên tạo ra đường đi dị thường như trên” – Chuyên gia dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan giải thích.
Cũng theo bà Lan, cơn bão sắp hình thành ngoài khơi đảo Luzon có xu hướng đi về phía Nam của Nhật Bản. Có thể khi khoảng cách không còn đủ tương tác nữa, nó sẽ “nhả” cơn bão trong Biển Đông ra; lúc đó, cơn bão số 5 có thể sẽ đi ngược lại vào bờ; đường đi bão số 5 sẽ còn phức tạp, khó có thể dự đoán.
Vị trí áp thấp nhiệt đới gần bờ (trái) và áp thấp nhiệt đới mới trên biển Đông lúc 4h sáng 2-9 – Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Vì di chuyển ra vào trên biển như vậy nên bão số 5 sau khi hình thành sẽ gây mưa, gió nguy hiểm cho cả đất liền và vùng biển nước ta. Người dân cần theo dõi các bản tin dự báo mới nhất để có thể đề phòng.
Trong khi đó theo ghi nhận của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ngày 1-9, ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 20-50mm, đặc biệt tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) mưa 105mm…
Dự báo ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày 2-9 tiếp tục có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ), riêng các tỉnh nam đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có thể đạt 70-150mm/24 giờ.
Từ ngày 2 đến 6-9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt); Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150mm/đợt).
Linh Đan (T/h)