Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao vào cuối tháng 1/2022

Khải Lâm|11/01/2022 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20/01/2022, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần vào những ngày cuối.

Cống Cái Lớn – Kiên Giang được ví là “siêu cống” ở miền Tây để ngăn mặn. Ảnh: TN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Nam Bộ phổ biến có mưa vài nơi với lượng mưa ngày phổ biến dưới 5mm, riêng ngày 6 một số nơi thuộc Đồng Nai có mưa rào cục bộ trên 15mm như Biên Hòa 17 mm, Long Khánh 20mm, vào ban ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 30-33 độ C.

Mực nước các trạm trên sông Mê Công biến đổi chậm, mực nước các trạm ở mức thấp hơn TBNN từ 0,2-1,6m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm, mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,82m (ngày 03/01), tại Châu Đốc 1,95m (ngày 03/01) và 02/01), cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,20-0,28m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần vào cuối tuần.

Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu 4,22m (04/01/2022).

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng dần và đang ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tháng 01/2021.

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng cao vào cuối tháng 1/2022

Khu vực thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, ban ngày có nắng, riêng ngày 11 mưa có thể xuất hiện cục bộ tại một số tỉnh ven biển miền Tây nhưng lượng mưa ngày không nhiều phổ biến dưới 5mm. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 21-24 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 30-33 độ C.

Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm, mực nước các trạm ở mức thấp hơn TBNN từ 0,5-1,5m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45m; tại Châu Đốc 1,55m, ở mức tương đương TBNN cùng kỳ.

Mực nước thủy triều có xu thế tăng cao vào những ngày cuối tuần.

Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20/01/2022: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần vào những ngày cuối. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1/2021.

Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022

Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ cuối tháng 01/2022; các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng tháng 02,3 (từ 13-17/02, từ 26/02-05/03, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 14-19/3, từ 28/3-3/4, từ 12-17/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Khải Lâm

Bài liên quan
  • 10 thảm họa thời tiết khắc nghiệt năm 2021
    Moitruong.net.vn – Những sự kiện thời tiết khắc nghiệt chưa từng có đã diễn ra trong năm 2021, phá hủy nhiều nhà cửa cũng như làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đặc biệt cướp đi sinh mạng của biết bao người.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao vào cuối tháng 1/2022
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.