Xanh hóa các khu, cụm công nghiệp (Bài 2): Nhiều lợi ích và không ít những thách thức

Tuấn Kiệt|13/09/2023 20:00

Xu hướng phát triển công nghiệp bền vững hay công nghiệp xanh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành và là lợi thế cạnh tranh cho những nhà phát triển khu công nghiệp hội tụ những tiêu chuẩn nói trên.

Trong xu thế công nghiệp hóa 4.0 hiện nay, nhiều địa phương đã chọn xu hướng xây dựng các khu công nghiệp xanh. Việc này giúp cho cải thiện về mặt môi trường và phát triển cộng đồng hơn về tính bền vững. Đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích của chính doanh nghiệp.

xanh-hoa-cum-khu-cong-nghiep-6.jpg
Các trạm xử lý nước thải trồng cây xanh để hạn chế mùi hôi phát tán ra xung quanh

Nhiều lợi ích thấy rõ

Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển với nhiều tiềm năng để vươn xa hơn trong bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhìn vào bài học từ những nước khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ và cần coi yếu tố xanh như là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp.

Ngành công nghiệp nước ta đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, sản xuất công nghệ cao. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử…

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện. Đồng thời, đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện.

Hiện nay, có nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường. Đầu tiên, mô hình xanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì được hế thống kỹ thuật trong KCN.

Ví dụ, một KCN với quy mô khoảng 150-200 ha sẽ có công suất của hệ thống xử lý nước thải vào khoảng 4.000m3/ngày đêm. Hệ thống này phục vụ cho toàn bộ các nhà mày trong KCN. Trong khi đó, một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô với quy mô khoảng 30.000 m2 đã có yêu cầu xử lý từ 300-500 tấn rác thải mỗi ngày. Lượng rác thải này chiếm đến hơn 10% công suất của hệ thống.

xanh-hoa-cum-khu-cong-nghiep-9.jpg
Mô hình cụm, khu công nghiệp sinh thái mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động, địa phương và môi trường

Thứ nhất, để tránh việc tắc nghẽn hệ thống do quá tải, nhà vận hành tại KCN thường yêu cầu các doanh nghiệp chia sẻ về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ phù hợp của ngành sản xuất đó tại KCN…

Sự có mặt của khu công nghiệp xanh giúp cho các doanh nghiệp có lợi về mặt kinh tế. Việc sử dụng tối ưu nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và phân phối được rút ngắn thời gian làm giảm chi phí sản xuất. Dẫn đến công ty đưa ra kế hoạch giảm giá thành sản phẩm khiến tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác còn đảm bảo theo hướng sản xuất sạch và vận hành bền vững theo chuẩn công nghiệp xanh. Giúp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong nước và vươn ra thế giới.

Thứ hai
, một KCN sạch và hiện đại là một trong những phương án nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc "xanh hoá" cảnh quan KCN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong dự án.

Khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, các nhà xưởng được quy hoạch theo ngành nghề đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Môi trường sản xuất xanh - sạch - đẹp đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người lao động.

Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.

Thứ ba
, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo sau này.

Thứ tư, bảo vệ môi trường: So với khu công nghiệp thông thường, những khu công nghiệp xanh thật khác biệt. Được xây dựng theo hướng tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Cụ thể là tăng cường diện tích cây xanh, sử dụng những nguyên liệu tái chế được. Hơn hết, ở đây chú trọng vào việc sử dụng năng lượng có sẵn (mặt trời, nước, gió). Đồng thời khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) trong quá trình làm việc.

Việc sử dụng công nghệ mới làm tăng khả năng thu gom, xử lí chất thải so với trước đây. Nước thải qua xử lí tập trung có thể được dùng trong sinh hoạt hàng ngày (tưới cây, làm sạch đường xá). Tiếp theo là giảm lượng khí thải góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường xung quanh. Lợi ích mang lại là bớt được hậu quả gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Khi nhà xưởng được đặt ở khu công nghiệp xanh, giá trị và thương hiệu nhà xưởng được nâng tầm, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác.

Để hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp trong KCN tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về môi trường, trong đó có trồng cây xanh.

Chính vì thế, việc trồng và bảo vệ cây xanh trong môi trường lao động hiện nay đang trở thành nhu cầu, trách nhiệm của mỗi công ty.

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các KCN, cụm công nghiệp phải dành tối thiểu 10% diện tích đất trồng cây xanh, doanh nghiệp hoạt động trong KCN phải dành tối thiểu 20% diện tích đất trồng cây xanh. Quy định này nhằm làm giảm diện tích bê tông, giảm hiệu ứng nhà kính và hướng đến tạo cảnh quan sinh thái phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững.

Do đặc điểm là nơi sản xuất của nhiều loại mặt hàng nên trong KCN sẽ phát sinh một lượng bụi bẩn, mùi hôi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu trồng nhiều cây xanh sẽ hạn chế được quá trình bụi phát tán. Khi gặp lá cây, hạt bụi bị cản lại và không thể di chuyển xa đến nhà máy khác.

Qua nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả những thảm cỏ cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí. Một thảm cỏ xanh phát triển tốt có thể giúp hấp thụ khí carbonic và sinh ra khí oxy.

Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích các doanh nghiệp đối mặt với một số thách thức đó là việc đầu tư máy móc và công nghệ để có thể đáp ứng các tiểu chuẩn thân thiện với môi trường. Điều này sẽ nâng mức chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Do đó, đối với doanh nghiệp nước ngoài, quyết định đầu tư sẽ nằm ở việc cân đối giữa lợi nhuận từ môi trường kinh doanh tại Việt Nam và chi phí chênh để đảm bảo quy tắc công nghiệp xanh.

xanh-hoa-cum-khu-cong-nghiep-8.jpg
Ngày càng nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường

Mục tiêu không dễ dàng

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh, để phát triển một KCN xanh, đa năng, trước tiên phải phát triển hạ tầng KCN thích ứng với đòi hỏi toàn cầu - đạt chuẩn mực về môi trường xanh, sạch, đặc biệt là hệ thống nước cấp, nước thải tuân thủ luật pháp cũng như yêu cầu của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, đòi hỏi của các nhãn hàng.

Bên cạnh đó, KCN xanh phải dựa trên nền tảng kết cấu hạ tầng bảo đảm kết nối về giao thông. “Xanh không chỉ là cây xanh mà còn là nguồn lực phải thích ứng được, có trách nhiệm, vận hành được KCN xanh, đặc biệt là phải truyền tải được tư tưởng xanh vào các nhà đầu tư thứ cấp để họ “không phải muốn làm gì thì làm”.

Phát triển mô hình công nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn như:

Tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh
: Đầu tư vào KCN xanh “không có con đường nào khác là phải có tiềm lực tài chính” để xây dựng hạ tầng, bảo đảm gắn kết cuộc sống của người lao động, tạo công ăn việc làm trên cơ sở giải pháp gắn kết ly nông với công nghiệp.

Thiếu chính sách ưu đãi về tài chính cho các KCN sinh thái
, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái, công nghiệp xanh.

Theo các chuyên gia phân tích, các thách thức lớn của chính sách phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam là nhận thức, năng lực, thể chế. Việt Nam đã bước đầu hình thành khung khổ thể chế hướng tới nền công nghiệp xanh như khung pháp luật, chính sách khuyến khích, hệ thống tiêu chuẩn định mức, cơ quan chịu trách nhiệm, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, thách thức về tài chính cho phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là hạn chế nguồn ngân sách để thực thi chiến lược phát triển công nghiệp xanh, doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn

Nhận thức về kinh tế xanh vẫn còn mới mẻ: Tại Việt Nam hiện nay, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền kinh tế xanh hay nền công nghiệp xanh vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhưng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vẫn ở mức thấp, phản ánh năng suất lao động thấp và việc sử dụng công nghệ, vốn, nguyên liệu và năng lượng còn kém hiệu quả.

Công nghệ lạc hậu
: Đặc biệt, hiện nay những công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu vẫn còn đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như: phát điện, thép, xi măng và hóa chất, gây nên lãng phí lớn về nguyên nhiên liệu.

Chưa đồng bộ
: Việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững cho con cháu mai sau. Tuy nhiên, dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng việc thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ.

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư rất ít cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, chỉ khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguyên liệu trên quy mô rộng vẫn chưa trở thành hiện thực, các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường cũng như công nghiệp dịch vụ môi trường cũng chưa được phát triển.

Tăng tính cạnh tranh và phát sinh khí thải
: Hơn nữa, các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh thấp so với các nước khác trong khu vực, và ngành công nghiệp tiếp tục phát thải nhiều chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Trước những khó khăn, thách thức trên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để thực hiện xanh hóa ngành công nghiệp, Chính phủ có vai trò then chốt trong việc phát triển hệ thống chính sách trong suốt giai đoạn đầu của quá trình. Sự hợp tác giữa Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu và lĩnh vực tư nhân là cần thiết việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành.

Bên cạnh đó, cần có sự tiếp cận và giải quyết đa ngành trong thể chế và phối hợp chính sách công nghiệp xanh; sự tiếp cận theo vùng, tăng cường liên kết theo vùng phát triển công nghiệp xanh; Công nghiệp xanh cần có khung chính sách hợp lý và lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi…

Bài liên quan
  • Xanh hóa các khu, cụm công nghiệp (Bài 1): Xu thế tất yếu
    Ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng môi trường xanh được coi như một phần của phát triển kinh tế bền vững. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biển đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để thực hiện được thì việc xây dựng các khu công nghiệp (KCN) sinh thái chính là giải pháp mang lại hiệu quả trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, khắc phục những bất cập về lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
  • Tiến đến "xanh hóa" cảng biển tại Việt Nam - Cần "đòn bẩy" cơ chế
    Mang lại nhiều lợi ích nhưng để chuyển đổi xanh cho ngành hàng hải không dễ, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng rất cần các cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy mô hình này.
  • Tiến đến "xanh hóa" cảng biển tại Việt Nam - Thực trạng và những vấn đề đặt ra
    Sự phát triển của cảng biển trong thời gian qua đã đem lại nhiều đóng góp về phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm còn hạn chế. Khai thác cảng biển “xanh hóa” theo mô hình cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế là yêu cầu tất yếu.
  • Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa, bước đi tất yếu
    Kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu của việc phát triển kinh tế hiện nay và hướng đến tương lai. Đặc biệt, trước sự biển đối phức tạp của biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiệm trọng con người cần có trách nhiệm nhiều hơn với thiên nhiên định hướng đến phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.
  • Kinh tế tuần hoàn (Bài 3): Thúc đẩy xanh hóa các ngành sản xuất
    Nhiều nghiên cứu đã khẳng định mô hình kinh tế tuần hoàn có đóng góp rõ ràng cho các doanh nghiệp thông qua việc tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và mở rộng thị trường, giảm tác động tới môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xanh hóa các khu, cụm công nghiệp (Bài 2): Nhiều lợi ích và không ít những thách thức