Xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa tốn khoảng 390 triệu USD

Hà Thu (T/h)|17/02/2019 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Với diện tích, khối lượng đất “khổng lồ” bị ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, lực lượng chức năng phải mất khoảng 10 năm để thực hiện dự án giải quyết ô nhiễm.

>>> Vệt nước đen bốc mùi hôi dài 4km ở biển Đà Nẵng

>>> Hà Nam: Sông Nhuệ, sông Đáy ô nhiễm báo động cấp 2

Một điểm chôn lấp, cách ly đất bị nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa

Sáng 15.2, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia 701 (Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh) làm việc với Ban Quản lý dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo đại tướng Ngô Xuân Lịch, công tác khắc phục hậu quả chất độc sau chiến tranh là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, thể hiện tính chất nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Theo Ban Quản lý dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, dự kiến vào tháng 4.2019, triển khai Dự án tổng thể xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa. Chi phí thực hiện khoảng 390 triệu USD, thời gian xử lý 10 năm. Trong đó, nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ là 183 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường.

Sân bay Biên Hòa nằm cách TP.HCM 30 km về phía Đông Bắc. Trong những năm chiến tranh, quân đội Mỹ sử dụng nơi này để tập kết chất độc hóa học dioxin (chất độc da cam) trước khi cho lên máy bay để phun vào rừng.

Hiện, sân bay này là nơi ô nhiễm nặng với diện tích ô nhiễm khoảng 52 ha, khối lượng đất đá ô nhiễm khoảng trên 500.000 m3 và ảnh hưởng đến hơn 100.000 người đang sinh sống gần khu vực.

Hà Thu (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa tốn khoảng 390 triệu USD
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.