5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80.000 tỷ

Hà An|24/10/2021 08:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Cả 2 dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM và 3 dự án Hà Nội đã triển khai đều tăng gấp đôi, ba so với phê duyệt đầu tư ban đầu và đều chậm tiến độ.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông tăng 9.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên: Năm 2007 có tổng mức đầu tư 17.387 tỷ đồng, năm 2011 điều chỉnh lên 47.325 tỷ đồng (tăng khoảng 26.400 tỷ đồng).

Dự án tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Tham Lương: Năm 2010 có mức đầu tư tương đương 26.116 tỷ đồng, năm 2019 điều chỉnh tương đương 47.890 tỷ đồng (tăng 21.700 tỷ đồng).

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông: Năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.769 tỷ đồng, năm 2017 điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng).

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội: Đầu tư ban đầu 783 triệu Euro, sau đó điều chỉnh là 1.176 triệu Euro (tăng khoảng 10.400 tỷ đồng).

Dự án tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo: Đầu tư ban đầu 19.555 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên 35.679 tỷ đồng (tăng hơn 16.000 tỷ đồng).

Chất lượng việc lập, thẩm định dự án đầu tư kém, theo Bộ Giao thông vận tải, là nguyên nhân chính dẫn tới việc đội vốn các dự án. Riêng các dự án đường sắt đô thị là loại hình mới, do thiếu kinh nghiệm, các tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa sát với thực tế. Điều này dẫn tới việc dự án phải điều chỉnh nhiều nội dung không phù hợp với thiết kế cơ bản ban đầu, như mặt bằng và kết cấu nhà ga ngầm, kết cấu nhịp cầu cạn của đoạn tuyến đi trên cao, bổ sung kết cấu nhà ga ngầm…

Với những dự án này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án; tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng…

Như vậy, 5/6 dự án đường sắt đô thị đang được thực hiện trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đều đội vốn với tổng mức đầu tư tăng hơn 80.000 tỷ đồng sau nhiều lần điều chỉnh.

Hà An

Bài liên quan
  • TP Hồ Chí Minh: Tăng tốc khởi công tuyến metro số 2
    Moitruong.net.vn – Dù đang trong những ngày cao điểm thực hiện phòng chống dịch Covid-19, song với mục tiêu không để ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đang được ráo riết triển khai để có thể khởi vào cuối năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80.000 tỷ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.