Theo hình ảnh Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 6-7, hòn đảo bùn rộng 90m, dài 40m và cao 20m đã biến mất không dấu vết ngoài khơi Pakistan.
Hòn đảo Zalzala Koh được hình thành từ năm 2013 sau trận động đất kinh hoàng 7,7 độ làm rung chuyển phía Tây Nam Pakistan khiến ít nhất 825 người thiệt mạng. Từ đó Zalzala Koh trở thành địa điểm thu hút khách du lịch nhờ phong cảnh độc đáo và kích thước bé đến kinh ngạc bất chấp trên đảo có núi lửa và rò rỉ khí độc dễ bắt cháy.
Bill Barnhart – một nhà địa chất tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ chuyên nghiên cứu về động đất ở Pakistan và Iran – lý giải: “Hòn đảo này thực chất là một đống bùn lớn bị dồn lên từ đáy biển sau khi xảy ra cơn địa chấn”.
Hòn đảo Zalzala Koh là kết quả của sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo Trái Đất trong khu vực, đáng chú ý là mảng kiến tạo Arab chìm dưới mảng kiến tạo Á Âu. Điều đó khiến trầm tích mềm bị dồn lên, hình thành núi lửa bùn trong quá trình đá nóng chảy trở thành magma và khí gas.
Hòn đảo nhỏ được hình thành sau cơn địa chấn cách đây 6 năm. Ảnh: NASA
Earthquake Mountain không phải đảo núi lửa bùn duy nhất hình thành và biến mất trong khu vực. Một đảo khác tương tự tên Malan cũng mọc lên và bị xói mòn 4 lần trong thế kỷ qua, vào các năm 1945, 1999, 2010 và 2013.
Theo NASA, hòn đảo bị nước biển bao trùm không có nghĩa là biến mất hoàn toàn, mà chỉ là tạm thời khuất khỏi tầm nhìn thông thường.
Những bức ảnh của NASA hé lộ hòn đảo mang tên Earthquake Mountain hay còn gọi là Zalzala Koh đã bị đại dương “nuốt chửng” chưa đầy 7 năm sau khi hình thành bởi một trận động đất mạnh ở Pakistan. Ảnh tổng hợp trong 6 năm qua của hòn đảo sinh ra bởi núi lửa bùn được chụp qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi Earthquake Mountain chìm nghỉm dưới nước biển.
Lúc đầu, Earthquake Mountain cao 20m, rộng 90m và dài 40m, khiến các chuyên gia cho rằng hòn đảo sẽ không tồn tại lâu và cuối cùng dự đoán này đã được chứng minh. “Hiện nay, Earthquake Mountain có thể nằm khuất tầm mắt nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã biến mất hoàn toàn. Năm 2019, dấu vết của hòn đảo vẫn còn lưu lại trong ảnh vệ tinh Landsat. Vào tháng 6/2019, Landsat quan sát vệt trầm tích bao quanh chân hòn đảo chìm dưới nước”, NASA cho biết.
Ngọc Linh (t/h)